Top 11 # Soạn Anh Văn 11 Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi

1. Câu bị động:

Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động. Đối tượng của hành động – động từ, bị động (bị, được, phải) – chủ thể của hành động – hành động.

– Chuyển sang câu chủ động. Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động: Chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động.

– Thay câu chủ động vào đoạn văn và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước. Câu đi trước trong đoạn đang nói về “hắn”, chọn “hắn” làm đề tài. Vì thế, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu chủ động thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về một người đàn bà nào”. Về câu bị động, các em xem lại Ngữ văn 7, tập hai.

2. Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”. Phân tích như ở bài tập 1. 3. Cần viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Sau đó giải thích lí do dùng câu bị động và phân tích tác dụng của câu bị động đó. Khi giải thích và phân tích, cần dựa vào sự liên kết về ý với các câu đi trước.

DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

1. a) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

– Khởi ngữ: Hành

Nhắc lại khái niệm khởi ngữ. Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên để tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu. Đặc điểm:

+ Khởi ngữ luôn luôn đứng đầu câu.

+ Khởi ngữ tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ thì, hoặc từ là, hoặc quãng ngắt (dấu phẩy).

+ Trước khởi ngữ có thể có hư từ còn, về, đối với,… Về khởi ngữ, xem Ngữ văn 9, tập hai.

b) So sánh câu trên (câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”) với câu tương đương về nghĩa nhưng không có khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành”, ta thấy:

– Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc.

– Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành (hai thứ cần thiết để nấu cháo hành). Vì thế viết như nhà văn Nam Cao là tối ưu.

2. Các câu trong đoạn văn đều nói về “tôi”; quê quán, vẻ đẹp thể hiện qua bím tóc, cổ. Cho nên nếu câu tiếp theo nói về mắt thì cần dùng từ mắt ở đầu câu để biểu hiện đề tài, tạo nên mạch thống

nhất về đề tài. Nếu viết câu đó theo phương án A thì không tạo được mạch ý vì đột ngột chuyển sang: đề tài các anh lái xe. Nếu viết theo như phương án B thì câu văn là câu bị động gây ấn tượng nặng nề. Nếu viết theo phương án D thì đảm bảo được mạch ý, nhưng không dẫn được nguyên văn lời các anh lái xe vì trong trường hợp này, việc dẫn nguyên văn lời các anh lái xe tạo nên ấn tượng kiêu hãnh của cô gái và sắc thái ý nhị của lời kể chuyện. Chỉ có phương án C là thích hợp nhất đối với đoạn văn.

3. a). Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ.

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng (giữa đồng bào – người nghe, và tôi – người nói) với điều đã nói trong câu trước (đồng bào – tôi).

b) Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước): tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước) → Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).

DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

1. a) Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

b) Phần in đậm có cấu tao là cụm động từ.

c) Chuyển: Bà già kia: thấy thị hởi, bật cười. Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm dộng từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là Bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

2. Ở vị trí để trống trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn câu ở phương án C (Nghe tiếng An, Liên dị, ng dậy trả lời), nghĩa là lựa chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống, mà không chọn các kiểu câu khác, vì: Kiểu câu ở phươ.g án A (có trạng ngữ chỉ thời gian khi).

Nếu viết theo phương án này thì sự việc ở câu này và câu trước đó như xa nhau, cách một quảng thời gian.

– Kiểu câu ở phương án B (câu có hai vế, đều có đủ chủ ngữ và vị ngữ). Kiểu câu này lặp lại chủ ngữ (Liên) không cần thiết, gây cho câu văn ấn tượng nặng nề.

– Kiểu câu ở phương án D (câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ). Kiểu câu này không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước. Chỉ có kiểu câu C vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển.

3. a) Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (câu đầu).

b) Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết văn bản, cũng không phải là thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).

TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

– Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

– Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

– Vì vậy, việc sử dụng những câu kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.

Soạn Văn Lớp 6 Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?. Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Soạn văn lớp 6 bài Từ Mượn Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự lớp 6 tập 1 trang 58 & 59

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Trả lời câu 1 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 58

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi “

Trả lời câu 2 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

Trả lời câu 3 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự phần luyện tập

Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự siêu ngắn

Soạn Bài Lời Văn, Đoạn Văn Tự Sự

Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự

I. Lời văn, đoạn văn tự sự

1. Lời văn giới thiệu nhân vật

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi”

2. Lời văn kể sự việc

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

3. Đoạn văn

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Bài 2 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Bài 3 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Bài 4 (trang 60 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Bài giảng: Lời văn, đoạn văn tự sự – Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Văn Lớp 11: Chiều Tối

Bố cục: 2 phần.

– Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên chiều tối.

– Phần 2 (còn lại): bức tranh sinh hoạt lao động.

Câu 1: So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác.

– Câu thơ 1: dịch khá sát

– Câu thơ 2:

+ Bản dịch chưa dịch chữ ” cô” trong ” cô vân“, dịch thơ là ” chòm mây” thì chưa nói được sự lẻ loi, cô đơn.

+ ” Mạn mạn” nghĩa là ” trôi lững lờ” dịch thơ là ” trôi nhẹ” chưa thể hiện được sự mệt mỏi, không muốn trôi, trôi một cách chậm chạp của chòm mây.

– Câu thơ 3:

+ Dịch thơ chưa phù hợp: ” Thiếu nữ” dịch là ” Cô em” không hợp với cách nói của Bác.

+ Dịch thơ dư từ ” tối” làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm – nhờ hình ảnh lò than rực hồng).

– Câu thơ 4 dịch tương đối thoát ý.

Câu 2: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu:

Cảnh núi rừng khi chiều tối và tâm trạng của nhà thơ:

– Cảnh:

+ Cánh chim nhỏ kia về rừng tìm chốn ngủ, đây là hoạt động kết thúc một ngày. Trong thời gian ấy cánh chim kia đã được bay về nơi trú ngụ của nó còn nhà thơ thì vẫn phải hành xác trên con đường đầy gian khổ để đến nhà lao mới.

+ Ở câu hai phần dịch không sát với bản chính ” cô vân” gợi sự lẻ loi một mình cô độc, còn phần dịch nghĩa lại là ” chòm mây” không gợi lên được sự cô độc, đồng điệu với nhà thơ cũng đang cảm thấy khi hành trình gian khổ chỉ có một mình.

– Tình

+ Qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên luôn tìm đến sự hòa hợp với thiên nhiên.

+ Cảnh được nhìn bằng tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng: chim thì về nghỉ còn bác thì vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao cô đơn.

+ Tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống: cánh chim chỉ về ngủ để bắt đầu sáng mai lại hành trình kiếm ăn chứ không bay vào cõi vĩnh hằng ” Chim bầy vút bay hết – mây lẻ đi một mình“.

+ Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cô gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác.

Câu 3: Bức tranh đời sống trong hai câu cuối:

” Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng)

– Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh, thu hút sự chú ý của người tù. Đó là một vẻ đẹp khỏe khoắc của người lao động. Sự xuất hiện của ” thiếu nữ xay ngô” khiến cho bài thơ có một bước phát triển mới:

+ Nếu như ở hai câu đầu, thiên nhiên đã đi vào sự nghỉ ngơi thì con người vẫn gợi lên nhịp sống dẻo dai.

+ Cảnh ở hai câu đầu rất tĩnh thì đến đây nhờ hoạt động xay ngô của thiếu nữ mà trở nên sinh động hơn.

+ Đặc biệt là lò than rực hồng được bàn tay thiếu nữ nhen nhóm lên. Một chút sáng trong đêm tối cũng nhen nhóm được niềm vui, niềm lạc quan. Một chút ấm từ màu hồng của lò than, cũng xóa bớt cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong lòng người tù, xa xứ. Chữ ” hồng” cuối bài thơ có thể gọi là thi nhân.

Câu 4:

Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ:

– Nghệt thuật tả cảnh vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận được tính chất hàm súc của thơ rất cao.

– Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm ( quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khỏe khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm ” sáng” lên cả bài thơ, ví như chữ ” hồng” trong câu thơ cuối chẳng hạn.

LUYỆN TẬP Câu 1:

Cảnh chiều tối thật buồn nhưng nó vẫn có điểm sáng gợi một chút vui tương. Trong bức tranh chiều tối nổi bật lên một gam màu rực rỡ, ấy là ánh sáng hồng của lò than soi tỏ hình ảnh của một cô gái xóm núi đang xay ngô để chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Nó không thực sự gợi ra niềm vui, nhưng nó gợi ra hơi ấm và một chút nào đó niềm tin. Ở hai câu đầu là tâm trạng buồn – cảnh buồn người cũng không vui. Vui sao được khi Người đang phải chịu cảnh tù đày oan ức nơi đất khách quê người. Thế nhưng ở hai câu thơ sau, ánh sáng và niềm vui bỗng ánh lên theo ánh lửa hồng. Cái mệt mỏi, cô quạnh cũng vơi đi. Thế mới biết, một phần lẽ sống đáng quý của Bác ấy là sự lạc quan.

Câu 2:

Hình ảnh thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong bài có thể nói là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng. Nó toát lên vẻ gần gũi, giản dị, trẻ trung, khỏe mạnh, sống động của cuộc sống lao động bình dị.

Câu 3: Thép và tình trong bài ” Chiều tối“

– Chất thép: Tinh thần Chiến sĩ chủ động, bình tĩnh trước gian khổ, biết vượt lên hoàn cảnh bằng niềm lạc quan.

– Chất tình: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị của người lao động.