Top 8 # Soạn Bài Đất Nước Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Soạn Bài Đất Nước (Ngắn Gọn)

Câu 1: Bố cục đoạn thơ gồm 2 phần:

– Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời: Vẻ đẹp của Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày.

– Còn lại: tư tưởng đất nước của nhân dân.

Câu 2:

Ở phần đầu, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện đó là:

– Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.

+ Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc.

+ Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí.

+ Đất nước cảm nhận qua chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai).

– Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử. Nhà thơ đã khai thác các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian – thời gian, với lịch sử và hiện tại để cảm nhận và suy tư về đất nước một cách sâu sắc. Đất nước là sự kế tụng không ngừng của các thế hệ người Việt Nam. Lời thơ nhắc tới quá khứ, hiện tại và tương lai (đã khuất, bây giờ, mai sau):

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ…

… Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Câu 3: Tư tưởng đất nước của nhân dân.

* Không gian địa lí

– Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú: núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,…

– Mỗi địa danh ấy là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.

– Địa danh cũng chính là dấu ấn sinh tồn của dân tộc. Lần theo những địa danh, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước.

* Thời gian lịch sử

Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước:

– Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.

– Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất.

– Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình.

* Bản chất của nhân dân

– Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.

– Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc.

Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh.

* Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Tác giả đã cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện. Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người “Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm” mà ông khẳng định đất nướcđó chính là nhân dân. Nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.

Câu 4: Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả trong đoạn trích:

– Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian vào câu thơ hiện đại tạo nên màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ cho đoạn thơ:

+ Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt,… ; có ca dao, dân ca, tục ngữ; có truyền thuyết, các truyện cổ tích xa xưa.

– Tác giả tạo ra một không khí, giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại với hình thức của thơ tự do.

– Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

chúng tôi

Soạn Bài Cảnh Đẹp Đất Nước

Soạn bài Cảnh đẹp đất nước

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Nói về cảnh đẹp đất nước

Cùng xem những bức tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước mà các bạn trong nhóm đã sưu tầm được. Nói về một cảnh đẹp mà em thích trong những bức tranh, ảnh đã xem (SGK/111)

Gợi ý:

Cảnh biển thật mênh mông, khoáng đạt. Dưới bầu trời xanh, những dãy núi nằm im như những con vật khống lồ với nhiều hình thù kì dị. Nước biển xanh trong như ngọc bích đang vỗ về những con vật ấy. Hàng dừa cao vút vươn mình đón gió với nhừng tàu dừa luôn ve vẩy.

2)Tìm từ ngữ điển vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nói về các vua Hùng (SGK/114)

3)Những chi tiết, hình ảnh nào miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

Ghi kết quả vào vở:

4)Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đó là những truyền thuyết nào?

Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp:

Gợi ý:

1) Bài văn viết về cảnh vật trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh có đền Hùng, nơi thờ các vua Hùng.

2)Các vua Hùng là những người đầu tiên thành lập nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu, nay thuộc tính Phú Thọ, cách ngày nay khoảng vài nghìn năm.

3)(1), (2), (5), (6), (8), (9)

4)1 – c; 2 – a; 3 – b

Câu ca dao sau ý nói gì?

Dù ai di ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Gợi ý:

Câu ca dao nhắc nhở, khuyên răn mọi người luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.

7.Tìm hiểu về cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ:

Đọc hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

(ĐOÀN MINH TUẤN)

a)Câu văn thứ hai lặp lại từ nào đả dùng ở câu thứ nhât? Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái gì?

b)Thử thay thế từ lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và cho biết: Sau khi thay từ, hai câu trôn có còn gắn bó với nhau không? Vì sao?

c)Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?

Gợi ý:

a) Câu văn thứ hai lặp lại từ đền đã dùng ở câu thứ nhất. Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái đền.

b)Sau khi thay từ, hai câu trên không còn gán bó với nhau. Mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. Câu thứ nhất nói về đền Thượng, câu thứ hai nói về ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi trường hoặc lớp học.

c)Việc lặp lại từ có tác dụng liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Chọn từ ngừ thích hợp điền vào ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau (SGK/116)

M: 1 – thuyền

Gợi ý:

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ.

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lôm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trăng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

(Theo THI SẢNH)

2.a) Đọc thầm mẩu chuyện vui “Dân chơi đồ cổ” (SGK/117)

b) Tìm các tên riêng có trong mẩu chuyện trên và viết vào vở.

Gợi ý:

b) Khống Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Cửu Phủ, Khương Thái Công

Gợi ý:

Những tên riêng ấy được viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đây là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Đất nước

1. Tác giả

a) Cuộc đời tác giả

– Nguyễn Khoa Điềm (sinh năm 1943) – ông không chỉ là nhà thơ mà còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước như Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

– Ông sinh ra ở Huế và hiện tại cũng đang sinh sống và nghỉ hưu an dưỡng tuổi già tại quê nhà.

– Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đạt được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật,…

b)  Phong cách sáng tác

– Ông có nhiều tập thơ được xuất bản như: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng,…

– Thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn hướng về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam.

2. Tác phẩm Đất Nước

a)  Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ Đất nước được sáng tác nằm ở ngay phần đầu của chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng” in vào năm 1974.

– Bài thơ ra đời trong giai đoạn nhân dân miền Nam chống Mỹ năm 1971, tại chiến trường Trị – Thiên.

b)  Nội dung tác phẩm

– Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đưa chúng ta về cội nguồn dân tộc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu con người, đất nước thiêng liêng.    

II. Soạn bài Đất nước chi tiết

Câu 1: Bố cục bài thơ: 3 phần

– Đoạn 1 (từ đầu đến “Đất nước có từ ngày đó’): Đất nước có khi nào?

– Đoạn 2 (tiếp theo đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Khái niệm đất nước.

– Đoạn 3 (tiếp theo đến hết): đất nước là của ai và do ai hình thành nên?

Câu 2: Dựa trên phương diện nào để nhà thơ đưa ra cảm nhận về đất nước trong đoạn đầu

– Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận trên những phương diện sau trong bài thơ Đất nước lớp 12:

a)  Chiều dài lịch sử

– Từ khi huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất hiện đẻ ra bọc trăm trứng.

– Có những kiếp người bình dị nhưng lại làm nên đất nước.

– Họ bảo vệ và đóng góp những giá trị tinh thần và vật chất tốt đẹp cho đất nước.

b)  Chiều rộng không gian địa lý

– Không chỉ gò bó trong phạm vi gia đình mà còn mở rộng, trải dài cả nước.

– Đất nước là cội nguồn, gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta trong không gian gắn bó, gần gũi.

– Đất nước còn là nơi sinh tồn của bao thế hệ này qua thế hệ khác.

c)  Chiều sâu về văn hóa

– Bề dày truyền thống của cha ông từ thời xưa để lại như phong tục ăn trầu thể hiện nét đẹp đặc sắc riêng của dân tộc trong đời sống dân tộc và ẩn chứa ý nghĩa tình cảm son sắc của con người Việt Nam; truyền thống đoàn kết đánh giặc và đất nước còn gắn liền với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3: Soạn Đất nước sẽ phải nêu bật tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” được thể hiện trong đoạn trích?

– Nhân dân đã và đang làm nên đất nước bằng nghĩa tình sâu đậm, bằng truyền thống đánh giặc bảo vệ độc lập – tự do dân tộc, bằng tinh thần ham học hỏi, bằng nếp sống bình dị. 

 Nhân dân tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm

– Nhân dân chiến đấu và bảo vệ đất nước như những chuyện bình dị nhất.

– Dân ta luôn giữ gìn và truyền lại những văn hóa, bản sắc riêng biệt, tốt đẹp của dân tộc với những thứ vật thể đến những điều phi vật thể.

 Hình ảnh một góc không gian đất nước yên bình

– Tác giả khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân, do nhân dân tạo ra và thức tỉnh thế hệ trẻ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước lúc lâm nguy, khi bị xâm chiếm. – Những nét khác biệt của bài thơ so với trong các bài chống Mỹ khác vì: Trước đây, các nhà thơ hay đề cập đến đất nước trên góc nhìn địa lý, hoặc chiều dài lịch sử, văn hóa nhưng chưa từng nhắc đến những con người bình dị, vô danh.

Xem Thêm:

Phân tích bài thơ Đất Nước

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Soạn bài Rừng Xà Nu

III. Tổng kết soạn bài Đất nước

1. Giá trị nội dung

– Bài thơ mở ra những quan điểm mới mẻ về đất nước mà lần đầu được phát hiện trên nhiều phương diện khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa,…

– Qua đó muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ yêu và cống hiến cho đất nước nhiều hơn.

2. Giá trị nghệ thuật

– Vận dụng văn học dân gian.

– Bút pháp sử thi kết hợp giọng điệu trữ tình linh hoạt.

– Thể thơ tự do, phóng khoáng, không bị gò bó mà thoải mái sáng tạo.

Ngoài bài thơ Đất nước lớp 12, Kiến Guru còn hỗ trợ rất nhiều các bài soạn văn giúp các bạn nắm bài nhanh trên lớp.

Xem Bài Thơ Top 14 Bài Thơ Hay Viết Về Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước 30

Bài thơ: NGÀY HỘI NON SÔNG – Nguyễn Quang Toản

NGÀY HỘI NON SÔNG Thơ: Nguyễn Quang Toản

.

LIỀN sông núi, an yên bờ cõi MỘT Việt Nam dòng dõi Lạc Hồng. DẢI đất chữ S cong cong MỪNG vui thêm một chiến công rạng ngời.

CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.

Bài thơ: VUI NGÀY THỐNG NHẤT – Hoàng Minh Tuấn

VUI NGÀY THỐNG NHẤT Thơ: Hoàng Minh Tuấn

CHÚC cả nước vui trong ngày hội

NAM Bắc về hợp lại một nhà BẮC cùng Nam hát khúc ca NỐI liền Bến Hải đôi bờ Hiền Lương

TRƯỜNG kỳ kháng chiến – sao phải ngại TỒN vong dân tộc – phải đấu tranh CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.

Hà nội, 28/4/2019

Bài thơ: XIN LỖI EM – Đào Mạnh Thạch

XIN LỖI EM

Đào Mạnh Thạch

Là người lính anh cầm súng trên tay Mặc bom nổ đạn bay trên chiến lũy Vì tổ quốc anh một lòng quyết chí Giết giặc thù để giải phóng quê hương

Chốn xa trường vì tổ quốc thân thương Bao mất mát máu xương đâu nản chí Để ngày mai quê hương mình hoan hỉ Thống nhất hai miền chân lý thành công

Đất nước mình đẹp quá phải không em Rực rỡ cờ hoa Bắc Nam liền một giải Toàn dân tộc đang tưng bừng phấn khởiHạnh phúc mong chờ……… chúng tôi vững bước nghe em…

HP 24-4-2019 TG Đào mạnh Thạnh

Bài thơ: CÂC ANH CHỊ ƠI HÃY VỀ! – Nguyễn Hường

CÂC ANH CHỊ ƠI HÃY VỀ!

Nguyễn Hường

( Kỉ niệm ngày 30/4)

Giải phóng đất nước thật rồi Các anh cùng chị đứng ngồi nơi đâu?

Núi non hay chiến hào sâu Theo con sóng biển đục ngầu dòng sông

Vũ trụ rộng lớn mênh mông Trong từng hạt cát đất nồng hơi sương

Bay tung gió thoảng mùi hương Tâm nhang em thắp vấn vương gọi mời

Ngửa cổ tay chắp khấn trời Bình yên êm ấm sáng ngời cháu con

Đẹp tươi mãi nụ cười son Giữ nguyên bờ cõi vẹn tròn ước mơ

Anh chị đừng nghĩ thẩn thơ Về nhanh sông núi đón chờ hồn thiêng

Phù hộ giặc dã ngả nghiêng Tâm đồng xây đắp chăm siêng cơ đồ

Thỏa lòng mong nguyện Bác Hồ Mạnh giàu thịnh vượng trầm trồ năm châu

Thơ Nguyễn Hường 24/4/2019

Bài thơ: TOÀN DÂN PHẤN KHỞI VUI MỪNG HAI MIỀN NAM BẮC VỀ CHUNG MỘT NHÀ – HồngNgoãn

TOÀN DÂN PHẤN KHỞI VUI MỪNG HAI MIỀN NAM BẮC VỀ CHUNG MỘT NHÀ

Thơ: HồngNgoãn

VUI…biết mấy phút giây lịch sử MỪNG…mà sao lệ cứ tuôn rơi HAI…nửa tim., một con người MIỀN…vui thống nhất rợp trời cờ hoa

Bài thơ: NHỮNG MÙA XUÂN THẦN TỐC – Nguyễn Ruyến

NHỮNG MÙA XUÂN THẦN TỐC

Nguyễn Ruyến

Mừng Xuân sang hoa đua nở ngút ngàn Dường gợi nhớ những mùa Xuân thần tốc Thần tốc ra giặc Tầu Thanh phách lạc Thần tốc vào bầy Mỹ Ngụy hồn bay

Quân Tây Sơn với nước cờ Tam Điệp Kỷ Dậu* xuân vui chiến thắng tràn đầy Quân Giải phóng – Hồ Chí Minh chiến dịch Ất Mão** về xuân Đại thắng cờ bay

Tp Ninh Bình, 28 04 19 Nguyễn Ruyến.

Bài thơ: NHỚ MIỀN NAM.- Hà Nguyen

NHỚ MIỀN NAM.

Hà Nguyen

Vào hạ rồi Sài Gòn nóng không anh Anh vẫn kể ngày chợt mưa chợt nắng Gió bờ sông thổi vào miền hoang vắng Gói cả nồng nàn trĩu nặng nỗi nhớ thương.

Có những chiều miền Bắc chợt đổ mưa Nhớ Sài Gòn những buổi trưa nắng gắt Dòng tin nhắn gửi cho nhau dè dặt ” Đừng bao giờ đánh mất một niềm tin”! Ha Nguyen 28/4/2019

Bài thơ: CẢM ƠN MẸ – Hồ Viết Bình

Cảm ơn mẹ đã sinh thành Các anh chiến đấu để giành quê hương Bây giờ mắt mẹ mờ sương Vẫn trông, vẫn ngóng con thương từng ngày Chao ôi lòng mẹ rộng thay Biển nào sánh với công này mẹ ơi! Nhìn mẹ con cũng bùi ngùi Biết bao giọt lệ ngắn dài rơi rơi Để cho đất nước đẹp tươi Mẹ dâng Tổ quốc cuộc đời con yêu. 28/4/2018.

Bài thơ: GỬI TÌNH NAM BẮC – Hoa Nắng

GỬI TÌNH NAM BẮC

Hoa Nắng

Miền Nam Bắc càng thêm xích lại Dệt chung hòa bỏ trái ngang qua Trao nhau những phút mặn mà Cuối tuần gửi khúc hoan ca tỏ lòng

Hoa Nắng

Bài thơ: NGHE THEO LỜI BÁC DẠY – Nghĩa Trần

NGHE THEO LỜI BÁC DẠY Thơ: Nghĩa Trần

Nòi Giống Việt bốn nghìn năm giữ Nước

Từ xa xưa đã đánh được trăm thù Giặc hung tàn muốn thống trị thiên thu Đâu có dễ “Người Việt hù “mất vía

Ôi! Tổ Quốc Anh Hùng uy nghi thế Thật Tự Hào bao thế hệ Cha ông Vì chúng ta là con cháu Tiên Rồng Hãy cố gắng giữ non sông hùng mạnh

Nay tuổi trẻ học lời khuyên của Bác Tự răn mình đừng lạc hướng Cha Ông Vẻ vang thêm trang sử sách Tiên Rồng Đưa đất Nước Non Sông lên hùng mạnh.

. Tuy Phong 25/4/2019

Bài thơ: BỘ ĐỘI CỤ HỒ – Trần Duy Hạnh

BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Thơ Trần Duy Hạnh

( Nhớ về Đại thắng mùa Xuân – 30/4/1975 )

Ngẩng cao đầu người lính tự hào

Cùng cả nước vui ngày chiến thắng

Nhưng ẩn chứa trong lòng khoảng lặng

Còn đồng đội đi mãi … chưa về.

Sau chiến tranh trên mỗi miền quê

Qua thời gian … biết bao thay đổi

Những dự tính đời thường mong đợi

Cuộc sống mới – Một chặng đường dài

Về đời thường hướng tới tương lai

Tuy khó khăn nhọc nhằn vất vả

Nhưng truyền thống tinh thần cao cả

” Quyết chiến – Quyết thắng ” đậm trong lòng

Đến hôm nay những điều ước mong

Đã làm được dù chưa thoả mãn

Lòng tin người lính không tản mạn

Vẫn sáng danh ” BỘ ĐỘI CỤ HỒ “.

( Chủ nhật 07/4/2019 )

Bài thơ: ĐÊM YÊN BÌNH THÀNH PHỐ THÁNG TƯ – Lâm Bình

ĐÊM YÊN BÌNH THÀNH PHỐ THÁNG TƯ

Lâm Bình

Xây dựng thành phố mình, đẹp tựa hơn những ngàn sao Những bước chân rầm rập năm nao Nay lặng ngắm đêm yên bình thành phố…

TPHCM 26/4/2019

Bài thơ: BA MUƠI THÁNG TƯ NGÀY ẤY – Đinh Thị Hiển

BA MUƠI THÁNG TƯ NGÀY ẤY

Đinh Thị Hiển

Càng không thể để mất những gì đã có Yêu quê hương… càng ra sức bảo vệ quê hương

Ngày 27 tháng 04 năm 2019 Thơ Đinh Thi Hiển

Bài thơ: NGÀY VUI THỐNG NHẤT – Trường Nguyễn

NGÀY VUI THỐNG NHẤT

Trường Nguyễn

Không có gì vui hơn Bằng ngày vui Toàn Thắng Biển sóng vui, gió lặng Bầu trời xanh bao la Nam Bắc VỀ MỘT NHÀ

Đất nước liền MỘT DẢI!

Bao nhiêu năm khổ ải Bao nhiêu năm đau thương Cả nước là chiến trường

Bầu trời liền một dải.

Chúng ta quyết SỐNG MÁI Giành Thắng lợi cuối cùng Toàn Nước tổng TIẾN CÔNG

Thời cơ liền XỐC TỚI!

Ngàn năm đang chờ đợi Ngày ba mươi tháng tư Năm một chín bảy lăm

Cắm lên Dinh Độc lập!

Loa Đài báo tới tấp Truyền Cảm Hứng cho nhau Người Tuyến trước, Tuyến sau

CƯỜI VUI, mừng GIẢI PHÓNG!

Cả nước vui, sóng động Cả nước phát LOA ĐÀI Thức trắng cả ĐÊM DÀI

NGƯỜI NGƯỜI vui THỐNG NHẤT!

20-4-2019

Hoà bình, độc lập và phát triển đất nước là nhiệm vụ then chốt. Và trong những ngày của tháng 4 hào hùng lịch sử này, chúng ta sẽ không khỏi xúc động và tự hào vì lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bên cạnh đó, những giá trị tình cảm sâu nặng với các mẹ Việt Nam anh hùng, với những liệt sĩ, với những người có công với đất nước sẽ càng ngày càng khắc sâu hơn trong mỗi người dân Việt Nam. Và đây chính là động lực để thúc đẩy quyết tâm xây dựng đất nước phát triển không phụ công ơn to lớn của những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.