Top 9 # Soạn Bài Liệt Kê Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Soạn Bài Liệt Kê (Ngắn Gọn)

1.

Cấu tạo của các bộ phận in đậm: có mô hình cú pháp tương tự nhau.

Ý nghĩa của các bộ phận in đậm: cùng miêu tả những sự vật xa xỉ, đắt tiền.

2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng: nhấn mạnh thói hưởng lạc, ích kỉ và thói vô trách nhiệm của tên quan huyện.

II. Các kiểu liệt kê:

1. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê có khác nhau:

a. Liệt kê theo trình tự sự việc, không theo từng cặp.

b. Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi trong nhận thức.

2.

a. Có thể thay đổi trật tự các bộ phận liệt kê: nứa, trúc, tre, mai, vầu mà ý nghĩa không thay đổi.

b. Câu này không thay trật tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa.

3. Phân loại phép liệt kê:

– Xét về cấu tạo: liệt kê theo từng cặp hoặc không theo từng cặp.

– Xét về ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

III. LUYỆN TẬP:

1. Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê:

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

2. Tìm phép liệt kê:

a. Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.

b. điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

3. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê:

a. Trên sân trường, các bạn đang chơi nhảy dây, đá cầu, kéo co, đuổi bắt… rất vui vẻ.

b. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu đã vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện, hèn hạ của Varen; khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù với tư thế ung dung, bình thản, luôn im lặng.

c. Qua truyện ngắn “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, chúng ta thấy Phan Bội Châu là một người thật hiên ngang, bất khuất.

chúng tôi

Giải Soạn Bài Liệt Kê Sbt Ngữ Văn 7 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 85 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Trong đoạn trích sau đây, nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để miêu tả diện mạo Chí Phèo. Hãy chỉ ra phép liệt kê ấy và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.

Bài tập 1. Bài tập 1, trang 106, SGK. 2. Bài tập 2, trang 106, SGK. 3. Bài tập 3, trang 106, SGK. 4*. Trong đoạn trích sau đây, nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để miêu tả diện mạo Chí Phèo. Hãy chỉ ra phép liệt kê ấy và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. Chỉ biết có một hôm Chí bị người ta giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm đến bảy – tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá ! Cái đầu thì trọc lốc, cải răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết ! 5. Thử nêu nguyên tắc sắp xếp các bộ phận liệt kê được in đậm trong đoạn trích sau đây và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. Tôi đứng tựa vào lòng Uyển, vừa ngồm ngoàm nhai quả, vừa hỏi chuyện từ cây cam ở đầu sân, cây hồng ở bờ ao, khóm tẩm xuân leo bờ giậu, cho đến con gà tổ lấy giống từ trên ông Lí Đà Xuyên, con mèo xám mua ba hào rưỡi, con chó vên mua bằng tiền bỏ ống của tôi kì nghỉ hè năm ngoái. 6. Hãy chỉ ra phép liệt kê trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó. Má nuôi tôi kể cho chúng tôi nghe đủ thứ chu vện. Từ những chuyện “cá bống hai mang, cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu” rất ngây ngô, trẻ con, sang chuyện săn nai, săn khỉ trong rừng, qua chuyện cuộc đời của chú Võ Tòng – con người kì dị mà tôi đã được gặp một đêm tôi ở bờ sông – đến chuyện ma cá sâu, ma cọp, ma nam… mà người nghe yếu bỏng vía, dù là người lớn đi nữa, cũng không dám bước ra khỏi nhà đi đái. Dường như chuyện nào thằng Cò cũng đã nghe mẹ kể rồi. Nó chẳng chú ý mấy, chỉ hong hóng, chực nghe bà kể quên mất một đoạn nào đó, thì lập tức chen vào bổ sung ngay, rồi lại nheo mắt nhìn tôi như muốn nói : “Thấy chưa, má tao còn không nhớ bằng tao đâv. Mày ở chợ vô đây, rồi còn phải học tao nhiều !” (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) 7. Cho biết phép liệt kê nào đã được sử dụng trong đoạn văn sau đây và tác dụng của chúng. Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái dãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ được trọn vẹn cái màu của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát. Vò đến sái tay cũng không còn sạch được. Mà cái thì mất cúc, cái thì xoạc nách, cái thì xoạc túi, cái thì rách lưng, cái thì rách vai, cái rách ống tay. Chỉ tại nó nghịch quá. Không thế chưa đến nỗi. Nhiều cái, vải còn dai lắm ; xé kêu xoàn xoạt. Chúng nó mặc hại quần áo lắm. Cứ gọi là vừa mặc vừa xé áo. Bu Ninh tay vá, miệng chửi cho không còn cái tai nào mà nghe… Gợi ý làm bài

1. Muốn giải được bài tập này, các em cần hiểu thế nào là phép liệt kê (xem Ghi nhớ, trang 105, SGK). Cũng cần lưu ý thêm là phép liệt kê không chỉ giới hạn trong phạm vi một câu mà có thể mở rộng ra giữa các câu kế tiếp nhau trong một đoạn.

Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc :

– Sức mạnh của tinh thần yêu nước.

– Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc.

– Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp.

Chẳng hạn, để miêu tả sức mạnh tình thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dùng phép liệt kê (được in đậm) như sau :

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhân chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

2. HS cần nắm vững thế nào là phép liệt kê để tìm đúng phép liệt kê được sử dụng trong đoạn.

Lưu ý : Trong đoạn trích, phép liệt kê được sử dụng 2 lần.

a) Có thể sử dụng phép liệt kê để miêu tả các hoạt động khác nhau của những nhóm HS khác nhau trong giờ ra chơi (qua đó, có thể thấy được sự ồn ào, huyên náo của sân trường).

b) Có thể sử dụng phép liệt kê để miêu tả những cử chỉ lố bịch của Va-ren nhằm lấy lòng Phan Bội Châu và những phản ứng của Phan Bội Châu thể hiện sự kiên cường, bất khuất của một nhà cách mạng.

c) Có thể sử dụng phép liệt kê để miêu tả những phẩm chất cao quý của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

4*. Trong đoạn trích, nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để đặc tả nhân vật, từ vẻ bề ngoài xấu xí đến sự tha hoá bên trong ; từ một nông dân cục mịch hiền lành thuở xưa, giờ đây trở thành một tên lưu manh có hạng.

(Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã nhiều lần dùng phép liệt kê như vậy. Ví dụ ở một đoạn khác : Mới trông thấy hắn vào đến sân, bá Kiến biết hắn lại đến sinh sự rồi. Cái mắt thì ngấu lên, hai chân thì lảo đảo, cái môi bầm lại mà run bần bật.)

5. Trong đoạn trích, các bộ phận của phép liệt kê được sắp xếp theo nguyên tắc liệt kê các cây trồng trước, liệt kê các con vật nuôi sau.

Phép liệt kê đã làm nổi rõ tâm trạng nhớ nhà da diết của một em bé phải đi trọ học xa.

6. Như bài tập 2, HS cần nắm vững phép liệt kê để tìm đúng phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích.

Phép liệt kê trong đoạn trích có tác dụng làm nổi bật sự giàu có gắn với vô vàn chuyện lạ, li kì, bí ẩn của miền đất phương Nam của Tổ quốc.

7. Lưu ý: Phép liệt kê trong đoạn trích nhấn mạnh đến tình trạng thảm hại của đám quần áo của Ninh và Đật, do chúng là trẻ con, mặc không biết giữ gìn. Ngoài ra nó còn nhấn mạnh đến sự vất vả của người mẹ khi phải thường xuyên vá quần áo cho hai con.

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Liệt Kê

Liệt kê

Câu 1 (trang 102 VBT): Bài tập 1, trang 106 SGK Trả lời:

Đoạn 1, liệt kê về sức mạnh của tinh thần yêu nước:

+ kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn.

+ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn.

+ nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Đoạn 2, liệt kê những tấm gương trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước rất đáng tự hào ở các thời đại:

+ Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

Đoạn 3, liệt kê các tầng lớp nhân dân Việt Nam đã có hành động yêu nước xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước:

+ Các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ.

+ những kiểu bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm.

+ chiến sĩ ngoài mặt trận

+ những công chức ở hậu phương

+ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân, còn mình thì giúp việc vận tải.

+ các bà mẹ chiến sĩ

+ nam nữ công nhân, nông dân

Câu 2 (trang 103 VBT): Bài tập 2, trang 106 SGK Trả lời:

Liệt kê ở đoạn (a):

+ dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

+ Những cu li xe kéo xe tay; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xưởng lủng lẳng.

+ tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.

Liệt kê ở đoạn (b):

+ điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

Câu 3 (trang 104 VBT): Bài tập 3, trang 106 SGK Trả lời:

a. Trong giờ ra chơi, sân trường em ngập tràn những tiếng nói cười của các bạn học sinh. Các bạn cùng nhau chơi nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt, có những bạn lại cùng nhau tụ tập đọc sách, kể chuyện cười, ca hát.

b. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc: vạch trần bộ mặt và giọng điêu ngụy biện, giả dối của tên Toàn quyền Đông Dương; ngợi ca khí phách hiên ngang, chí khí và lòng yêu nước bất diệt của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.

c. Nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu hiện lên thật đẹp, là một người có khí phách, có bản lĩnh, mang trong mình lòng yêu nước và sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng của dân tộc.

Câu 4 (trang 104 VBT): Trong đoạn trích (trang 105 VBT), nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để diễn tả diện mạo Chí Phèo. Hãy chỉ ra phép liệt kê và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. Trả lời:

– Những câu liệt kê: như thằng sang đá, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm.

– Hiệu quả nghệ thuật: Khắc họa hình ảnh của Chí Phèo sau khi ở tù về, hắn đã bị biến đổi hoàn toàn về nhân dạng, từ một con người trở thành một tên quỷ dữ.

Câu 5 (trang 105 VBT): Thử nêu nguyên tắc sắp xếp các bộ phận liệt kê trong đoạn trích sau đây và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. Trả lời:

+ Các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo trật tự: liệt kê những loài cây hoa (cây cam, cây hồng, khóm tầm xuân) trước rồi sau đó liệt kê những con vật (con gà tồ, con mèo xám, con chó vện).

+ Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê này: Bày tỏ được lòng mong nhớ của người con xa quê với những cảnh vật, kỉ niệm ở quê nhà, dù đi xa nhưng vẫn nhớ như in bóng dáng quê hương từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Bài 28: Liệt Kê

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 28 SGK

Giải bài tập Ngữ văn bài 28: Liệt kê

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 28: Liệt kê được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Liệt kê I. Kiến thức cơ bán * Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. * Các kiểu liệt kê: – Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt các kiểu liệt kê theo từng cặp với nhau, với kiểu liệt kê không theo từng cặp. – Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt hiểu liệt kê tăng tiến với liệt bê không tăng tiến. II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học 1. Thế nào là phép liệt kê? Câu 1. Nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận trong câu sau: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuỗi ngày nào ống bôi chạm, ngoáy tai, tỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt […]

+ Về cấu tạo: Các bộ phận này có cấu tạo giống nhau, đều là cụm danh từ.

+ Về ý nghĩa: Nhằm mục đích khắc hoạ cảnh sống sinh hoạt xa hoa của quan lớn, trong lúc dân phu thì cực khổ dầm mình trong mưa gió.

Câu 2. Về việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?

Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự có tác dụng diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn sự xa hoa của quan lớn. Sự việc vì vậy mà trở nên sinh động hơn.

b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh)

Khác nhau ở chỗ:

Câu a: Sử dụng kiểu liệt kê không theo cặp.

Câu b: Sử dụng phép liệt kê theo từng cặp.

Câu 2. Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê và rút ra kết luận.

a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cũng một mầm măng non mọc thẳng.

(Thép Mới)

Đảo lại: Vầu, mai, trúc, nứa, tre mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm măng non mọc thẳng.

b) Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

Đảo lại: b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự trưởng thành và hình thành của xã hội Việt Nam của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là làng xóm, họ hàng, gia đình và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

Nhận xét:

+ Câu a) Liệt kê không tăng tiến, đảo vị trí, ý nghĩa vẫn không thay đổi.

– Xét theo ý nghĩa giữ nguyên vị trí ban đầu của các bộ phận trong phần liệt kê → câu thể hiện sự tăng tiến.

– Đảo vị trí các bộ phận liệt kê câu mất đi ý nghĩa tăng tiến của sự vật.

III. Hướng dẫn luyện tập Câu 1. Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.

Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã sử dụng nhiều phép liệt kê. Các kiểu liệt kê được sử dụng là:

+ Liệt kê tăng tiến

[…] Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

+ Liệt kê không tăng tiến

[..] Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

+ Liệt kê theo từng cặp [..] Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi ai ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước ghét giặc. + Liệt kê tăng tiến

[..] Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Nguyễn Ái Quốc)

+ Câu 1: Liệt kê tăng tiến: Dưới trên trong.

+ Câu 2: Liệt kê không tăng tiến + nhằm diễn tả sự “lộn xộn”, “nhốn nháo” của một thành phố Đông Dương.

b)

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng.

(Tố Hữu)

+ Câu 3 của đoạn thơ trên sử dụng liệt kê tăng tiến: Giật → đâm → cắt → nung nhằm diễn tả sự tra tấn dã man, tàn bạo của kẻ thù đối với người con gái.

Câu 3. Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê. a) Tả một hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi. Giờ ra chơi ở sân trường em thật vui nhộn náo nhiệt; nhóm nhảy dây, nhóm đá cầu, nhóm chơi trò bịt mắt bắt dê, nhóm đọc báo tường… ai ai cũng cười đùa vui vẻ.

→ Đoạn văn trên sử dụng phép liệt kê không tăng tiến.

b) Trình bày nội dung truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. Va-ren tuyên bố trả tự do cho cụ Phan Bội Châu với điều kiện: Trung thành với nước Pháp, cộng tác với nước Pháp, từ bỏ ý nghĩ phục thù, chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên chống Pháp; làm tay sai cho Pháp, những lời lẽ của Va-ren hình như không lọt vào tai cụ (Phan) và cái im lặng, dửng dưng của cụ (Phan) làm cho Va-ren sửng sốt cả người. c) Cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu

Đọc truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” em thấy vô cùng tự hào, khâm phục và kính trọng cụ Phan Bội Châu, một con người yêu nước, một nhà cách mạng, “bậc anh hùng thiên sứ” của dân tộc.

→ Đoạn văn trên dùng: Phép liệt kê không tăng tiến và phép liệt kê tăng tiến.