Top 12 # Soạn Bài Qua Đèo Ngang Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Soạn Bài Qua Đèo Ngang

Câu 1:

Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

Có gieo vần ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 : tà – hoa- nhà – gia – ta. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.

Có luật bằng trắc.

Câu 2:

*Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm lúc chiều tà gợi lên cái cảm giác vắng lặng, buồn buồn, là lúc mong được sum họp, mong được trở về nhà.

Câu 3:

*Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết : cỏ cây, hoa lá, vài chú tiều phu, con sông, cái chợ, mấy cái nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa.

Câu 4: Nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan:

Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên Đèo Ngang trong một buổi chiều tà có đá và cỏ cây, hoa lá rậm rạp chen chúc nhau. Cảnh vật hiện lên với đầy vẻ hoang sơ, vắng vẻ trong lặng lẽ. Hình bóng con người đã nhỏ, đã mờ lại còn dáng lom khom dưới núi xa. Cuộc sống thì thưa thớt lại tiêu điều, thê lương với sự lác đác của lều chợ. Tất cả tạo nên cảm giác hoang vắng, vắng lặng và buồn tẻ.

Câu 5: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức:

*Mượn cảnh nói tình:

– Gia gia – là tiếng kêu gia gia nhưng nó cũng có nghĩa là gia đình (nhà). Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người lữ thứ, trong cảnh chiều hôm mọi người tìm về với gia đình, với sự sum họp còn bà thì lại đang dừng chân ở nơi hiu quạnh, hoang sơ, ít người.

– Quốc quốc: tiếng kêu của chim cuốc cũng có nghĩa là đất nước, Tổ quốc. Nó thể hiện sự nhớ quê hương, đất nước của nhà thơ nữ Bắc Hà.

*Trực tiếp tả tình: thể hiện rất rõ qua câu thơ cuối:

“Một mảnh tình riêng ta với ta”: thể hiện tâm sự sâu kín, một mình mình biết, một mình mình hay, nỗi buồn, nỗi cô đơn vời vợi, thăm thẳm của bà.

Câu 6:

Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước, bao la ở Đèo Ngang có sự khác biệt với trong một không gian hẹp là vì: giữa một bên mênh mông trời nước, thăm thẳm núi đèo với một con người nhỏ bé, đơn chiếc đang ôm một mảnh tình riêng càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn. Còn nếu so sánh mảnh tình riêng với không gian nhỏ bé, chật hẹp thì ta sẽ không thấy được điều đó.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Hàm nghĩa của cụm từ ta với ta:

Ta với ta, tuy hai mà là một, nói về 1 người, 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô đơn không có ai chia sẻ ngoài trời, mây, non, nước.

Ta ở đây không ai khác chính là một mình tác giả.

Câu 2: Học thuộc bài “Qua Đèo Ngang”.

chúng tôi

Soạn Bài: Qua Đèo Ngang (Ngắn Nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Qua Đèo Ngang ngắn nhất. Với bản soạn văn 7 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Soạn bài Qua Đèo Ngang

Khái quát tác phẩm

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

– Số câu: 1 bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu thơ gồm 7 chữ

– Cách gieo vần: gieo vần “a” ở các câu: 1,2,4,6,8: tà, hoa, nhà, gia, ta.

– Phép đối câu 3 đối câu 4: lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Đối câu 5 với câu 6: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc chiều tà (khi trời chuẩn bị tối)

– Chiều tà là khoảng thời gian gợi buồn, việc miêu tả Đèo Ngang vào khoảng thời gian này trong ngày cho thấy tâm trạng buồn thương của tác giả khi bước tới Đèo Ngang.

Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh qua đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết như:

– Không gian: Đèo Ngang hoang sơ, heo hút

– Thời gian: chiều tà

– Cảnh vật: chỉ có cỏ cây xen lá, đá chen hoa, heo hút, ít người qua lại

– Âm thanh: chỉ có tiếng kêu khắc khoải của con cuốc cuốc và cái gia gia

– Cuộc sống của con người: thưa thớt tiêu điều khi chỉ có vài chú tiều dưới núi, lác đác vài nhà bên sông.

– Các từ láy lác đác, lom khom đã cho thấy con người xuất hiện đã ít ỏi còn nhỏ bé giữa không gian núi rừng rộng lớn. Từ láy quốc quốc, gia gia cho thấy tiếng kêu khắc khoải vô vọng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang.

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên qua lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan đó là cảnh tượng của một không gian rộng lớn hoang vu, xơ xác tiêu điều và không có sự sống tấp nập của con người. Qua đó ta có thể thấy nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn của tác giả.

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đó là tâm trạng đượm buồn.Tâm trạng đó được thể hiện qua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp:

+ Trực tiếp: tiếng than thở “một mảnh tình riêng ta với ta” cho thấy sự cô đơn, nỗi buồn thầm lặng

+ Gián tiếp: thông qua tả âm thanh của con vật- Âm thanh của con quốc quốc: đây là cách sử dụng từ đồng âm với từ quốc trong quốc gia, đất nước. Chứng kiến cảnh tượng hoang vắng, tiêu điều ở Đèo

Ngang, bà Huyện Thanh Quan nhớ lại thời hưng thịnh của đất nước, khi triều đình còn thịnh trị và chưa dời đô vào xứ Huế.

– Âm thanh của con gia gia, cũng là từ đồng âm với từ gia đình. Trước khung cảnh hoang vắng xơ xác của Đèo Ngang, bà Huyện bỗng nhớ về mái ấm gia đình, cảnh sum họp, đoàn viên.

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một mảnh tình riêng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang mang nỗi buồn sâu sắc hơn mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp. Bởi giữa không gian bao la, con người càng trở nên nhỏ bé, nỗi cô đơn, hiu quạnh trong lòng người càng tăng lên. Không gian rộng lớn của Đèo Ngang đã khiến tác giả cảm thấy cô đơn và buồn thầm lặng hơn.

1. Hàm nghĩa của cụm “ta với ta” là: Không có ai khác ngoài nhân vật trữ tình là tác giả. Sử dụng cụm từ này để nhấn mạnh nỗi niềm cô đơn, không biết chia sẻ, giãi bày, tâm sự cùng ai.

2. Học thuộc lòng bài thơ

Soạn Bài Qua Đèo Ngang Siêu Ngắn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

– Thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

– Gieo vần ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 : tà – hoa- nhà – gia – ta.

– Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

– Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm lúc chiều tà.

– Thời điểm đó có lợi thế khi gợi cảm giác vắng lặng, là lúc mong được sum họp, mong được trở về nhà. Qua đó bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

– Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, vài chú tiều phu, con sông, cái chợ, mấy cái nhà, tiếng chim quốc, chim gia gia.

– Các từ láy: lom khom, lác đác; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và tô đậm vẻ hoang vắng, quạnh hiu.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên với bức tranh thiên nhiên hoang sơ, bát ngát núi đèo, có sự sống con người nhưng nhỏ bé, vắng lặng, thưa thớt và buồn tẻ.

Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 105, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức:

– Mượn cảnh nói tình: mượn hình ảnh hoang vắng, thưa thớt của con người nói lên nỗi quạnh hiu, mượn tiếng kêu mang âm vọng đất nước, gia đình để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ nước.

– Trực tiếp tả tình (câu thơ cuối): ” Một mảnh tình riêng, ta với ta “: cô đơn, buồn.

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang có sự khác biệt với cách nói một mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp là vì: trời, non, nước càng bao la càng rộng thì mảnh tình riêng càng nặng nề, u uất.

Luyện tập Trả lời câu hỏi (trang 104 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

“Ta với ta” chỉ chính bản thân tác giả, thể hiện nỗi cô đơn sâu sắc.

Bố cục

Kết cấu 4 phần: đề – thực – luận – kết

– 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật

– 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người

– 2 câu luận : tâm trạng tác giả

– 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao

ND chính

Bài thơ cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà và nỗi buồn, cô đơn thầm lặng của tác giả.

chúng tôi

✅ Qua Đèo Ngang

Câu 1 (Bài tập 1 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 80 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Số chữ trong câu: 7 chữ

b. Số câu trong bài: 8 câu

c. Có vần mang thanh bằng ở cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.

d. Bốn câu giữa: sử dụng phép đôi giữa các cặp câu.

Câu 2 (Bài tập 3 và 4 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 80 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Cảnh Đèo Ngang đã được miêu tả qua các chi tiết:

– Thời điểm: bóng xế tà.

– Cảnh sắc: cỏ cây chen đá, lá chen hoa, lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đá bên sông chợ mấy nhà.

– Điểm nhìn: từ trên đèo nhìn xuống phía dưới, nhìn ra chung quanh.

b. Qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan, cảnh Đèo Ngang đã hiện lên: rộng, mênh mông, bát ngát nhưng lại vắng vẻ và đượm buồn.

Câu 3 (Bài tập 5 trang 103 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 81 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách gián tiếp qua sáu câu thơ đầu:

– Không gian rộng lớn nhưng tiêu đều, vắng vẻ đã thể hiện gián tiếp nỗi cô độc của tác giả.

– Hình ảnh con quốc quốc, cái gia gia được nhắc đến để gián tiếp nói về nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả.

b. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được biểu hiện một cách trực tiếp qua hai câu cuối bài thơ:

– Một mảnh tình riêng: nỗi lòng chồng chất tâm sự, không ai sẻ chia.

– Ta với ta: nỗi cô độc của tác giả giữa không gian đất trời, chỉ có ta với ta.

c. Cảnh buồn, tình buồn song không phải là bi lụy vì ở đây vẫn thấm đượm những nhân tố tích cực làm xao xuyến lòng người, đó là tình cảm nhớ nước thương nhà.