Top 8 # Soạn Bài Sống Chết Mặc Bay Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Soạn Bài Sống Chết Mặc Bay

Soạn bài Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn

Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu… khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ

– Phần 2 (tiếp… điếu, mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm mải mê đánh đổ tôm.

– Phần 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh sầu thảm

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2) Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:

Phần 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ

Phần 2 (tiếp… điếu mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ

Phần 3 (còn lại) Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than

Câu 2 (trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2)

– Hai mặt tương phản trong truyện:

b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo

+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

Câu 3 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

– Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá

– Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ

+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh

+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ

+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét

c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.

+ Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.

→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú

Câu 4 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2)

– Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách nhiệm mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu hộ đê

– Giá trị nhân đạo: Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên nhiên.

– Giá trị nghệ thuật: Truyện ngắn bằng chứ quốc ngữ, nhân vật bắt đầu có tính cách

+ Tác giả sử dụng thành biện pháp tương phản, tăng cấp nhằm trực tiếp phê phán bản chất xấu xa của bọn quan lại thú tính.

Luyện tập

Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2): Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là

Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2): Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.

Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật quan phủ:

+ Hống hách, độc đoán, vô trách nhiệm…

+ Hắn vô trách nhiệm, bỏ mặc tính mạng của người dân

⇒ Giữa tính cách và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ , đó là thành công của tác giả

Ý nghĩa – Nhận xét

Qua lời văn cụ thể, sinh động và sự khéo léo trong việc vận dụng hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật tự sự của tác giả, học sinh thấy được tiếng nói phê phán hiện thực sâu sắc: lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú”. Đồng thời học sinh cảm nhận được tinh thần nhân đạo của tác phẩm thông qua niềm cảm thương trước tình cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền.

Bài giảng: Sống chết mặc bay – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bài Soạn Tác Phẩm Sống Chết Mặc Bay

Thcs.daytot.vn giới thiệu Bài soạn tác phẩm Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn trong chương trình Ngữ văn lớp 7 cho các em tham khảo .

Câu 1. Bố cục : 3 đoạn

– Đoạn 3 : còn lại : Đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu.

Câu 2.

a. Hai mặt tương phản cơ bản :

– Một bên : người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả.

b. Phân tích mỗi mặt :

– Người dân đi hộ đê : làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai cũng mệt lử cả. Mưa tầm tã, nước sông cuồn cuộn, tình cảnh rất thê thảm.

c. Qua hai mặt tương phản, có thể thấy, ” quan phụ mẫu” hiện lên với hình ảnh là một người tàn nhẫn, vô trách nhiệm, chỉ để ý bản thân, thích hưởng lạc, hưởng cuộc sống xa hoa, vương giả. Đáng lẽ ra quan phải là người đốc thúc nhân dân dộ đê, thì lại vô trách nhiệm ngồi đánh tổ tôm, không thèm để tâm đến thảm cảnh của dân chúng.

d. Dụng ý tác giả : tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì tàn nhẫn, vô tình, vô trách nhiệm. Người dân phải tắm gió, gội mưa hộ đê. Sự vô trách nhiệm của quan dẫn đến hậu quả đê vỡ, quan sung sướng vì nước bài cao. Dân thì đau thương vì ngập lục.

Câu 3.

a. Phép tăng cấp được sử dụng :

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả thái độ ham mê bài bạc của quan :

c. Nhận xét : việc kết hợp 2 nghệ thuật trên đã bóc trần mạnh mẽ bản chất tàn nhẫn, vô tình, mặt người dạ thú của tên ” quan phụ mẫu”. Ham đánh bạc là sở thích cá nhân nhưng lại thực hiện nó khi đi hộ đê, khi mà tính mạng, tài sản dân chúng đang bị đe dọa thì đó là sự vô trách nhiệm. Khi đê vỡ, quan vẫn sung sướng vì ù thì sự sung sướng đó là biểu hiện của sự phi nhân tính, lòng lang dạ thú. Nhờ sự kết hợp mà sự phê phán và tố cáo càng thêm sâu sắc.

Câu 4.

– Giá trị hiện thực : truyện ngắn đã phản ánh bộ mặt thật của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan “phụ mẫu”, có vai trò chăm lo cho cuộc sống người dân nhưng chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng không khổ vì lụt lội.

– Giá trị nghệ thuật :

+ Là một trong những truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, nhân vật bước đầu có tính cách.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Soạn Bài Sống Chết Mặc Bay (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác phẩm I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả

Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.

Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.

2. Tác phẩm

Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.

Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,… truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết “thừa” (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được “nén” chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì? Phương pháp giải:

Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:

– Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.

– Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.

– Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:

a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)

c) Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê”; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng…, đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)

d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

Lời giải chi tiết:

Theo định nghĩa về phép tương phản:

b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”.

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan như thế nào?

c*) Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.

Trả lời câu 4 (trang 82 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạp và nghệ thuật (ngôn ngữ và hình tượng nhân vật,…) của truyện Sống chết mặc bay. Trả lời:

+ Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.

+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Luyện tập LUYỆN TẬP Trả lời câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:

Trả lời:

Các hình thức đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay:

Trả lời câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật. Trả lời:

Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.

ND chính

Qua lời văn cụ thể, sinh động và sự khéo léo trong việc vận dụng hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật tự sự của tác giả, học sinh thấy được tiếng nói phê phán hiện thực sâu sắc: lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú”. Đồng thời học sinh cảm nhận được tinh thần nhân đạo của tác phẩm thông qua niềm cảm thương trước tình cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền.

chúng tôi

Soạn Bài Sống Chết Mặc Bay Sbt Ngữ Văn 7 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 63 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Hãy suy nghĩ và phát biểu về nhan đề của truyện ngắn Sống chết mặc bay.

Bài tập 1. Hãy nhận diện các hình thức ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn Sống chết mặc bay bằng cách đánh dấu X (có) và tìm dẫn chứng điền vào theo bảng sau : 2. Nhận xét về sự khác nhau trong ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật quan phủ và nhân vật thầy đề trong đoạn văn từ “Rồi ngồi xếp bài lại” đến “Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! … Điếu, mày”. Từ đó nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ của nhân vật và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện. 3. Phân tích đoạn văn từ “Thưa rằng : Đang ở trong đình kia” đến “chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài” với yêu cầu : – Nhận diện hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn. – Nêu ý đổ tư tưởng của tác giả và nghệ thuật được thể hiện trong đoạn văn. 4. Hãy suy nghĩ và phát biểu về nhan đề của truyện ngắn Sống chết mặc bay. 5. Hãy phân tích nhân vật quan phụ mẫu. Gợi ý làm bài

1. a) Bài tập này nhằm rèn luyện phương pháp học Ngữ văn theo hướng tích hợp, biết vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt và Tập làm văn để hiểu văn bản sâu sắc hơn. Riêng với Văn, biết coi trọng việc hiểu ngôn ngữ để hiểu Văn, bởi ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của Văn.

b) Để làm bài tập này, hãy tiến hành các hoạt động sau :

– Đọc lại : SGK Ngữ văn 6, tập một, trang 15 (Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt), trang 27 (Tìm hiểu chung về văn tự sự) ; SGK Ngữ văn 6, tập hai, trang 15 (Tìm hiểu chung về văn miêu tả) ; SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 84 (Đặc điểm của văn bản biểu cảm). Từ đó tìm định nghĩa thế nào là ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ người kể chuvện. Ngoài ra em hãy tự định nghĩa, hoặc hỏi người có hiểu biết, hoặc tra Từ điển tiếng Việt, Từ điển thuật ngữ văn học để hiểu các khái niệm : ngôn ngữ nhân vật, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

– Từ những hiểu biết trên, đánh dấu (x) vào bảng liệt kê.

– Tìm dẫn chứng từ truyện ngắn Sống chết mặc bay cho các hình thức ngôn ngữ mà văn bản này đã có rồi ghi vảo bảng liệt kê. (Chỉ cần ghi tắt mấy chữ đầu, mấy chữ cuối, giữa có chấm lửng, đặt trong ngoặc kép)

Ví dụ :

+ Ngôn ngữ tự sự : “Gần một giờ đêm… không khéo thì vỡ mất”. + Ngôn ngữ miêu tả : “Dân phu kể hàng trăm nghìn… lướt thướt như chuột lột”. + Ngôn ngữ biểu cảm : “Than ôi ! Sức người khó lòng… Khúc đê này hỏng mất”. + Ngôn ngữ đối thoại : Bẩm, dễ có khi đê vỡ !”

Hãy tìm thêm các dẫn chứng khác.

2. a) Bài tập này nhằm rèn luyện khả năng hiểu ngôn ngữ để hiểu văn học, và nhận biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện. Ngôn ngữ (phong cách; giọng điệu…) là một phương diện rất quan trọng trong việc bộc lộ tính cách của nhân vật.

b) Để làm bài tập này, hãy tiến hành các hoạt động sau :

– Đọc kĩ đoạn văn và liệt kê đầy đủ các câu đối thoại theo mẫu sau :

– Nhận xét phong cách, giọng điệu đối thoại của từng nhân vật: quan phủ, thầy đề.

– Nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ đối thoại của nhân vật và tính cách của nhân vật trong thể loại truyện.

3. a) Bài tập này nhằm rèn luyện kĩ năng phân tích văn học. Ở đây là phân tích một đoạn văn với yêu cầu nhận diện được hình thức ngôn ngữ của nó, phát hiện được ý đồ nghệ thuật, tư tưởng của tác giả.

b) Hãy làm bài tập theo trình tự sau :

– Nhận diện hình thức ngôn ngữ của đoạn văn bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Ở đoạn văn này, có ngôn ngữ người dẫn chuyện (cũng gọi là người kể) không ? Nếu có thì ngôi kể là gì ? Ngôn ngữ người kể được thể hiện như thế nào ?

+ Ở đoạn văn này, có ngôn ngữ miêu tả không ? Nếu có thì ngôn ngữ miêu tả đó có quan hệ như thế nào với ngôn ngữ người dẫn chuyện trong trạng thái tồn tại ? Nội dung được miêu tả gồm những chi tiết gì ? Hãy lần lượt kể ra một cách đầy đủ.

– Tìm ý đồ tư tưởng của tác giả qua đoạn văn bằng cách trả lời các câu hỏi sau :

+ Cảnh tượng sinh hoạt của quan phủ ở trong đình được miêu tả như thế nào ? Tác giả có dụng ý gì khi đưa ra nhiều chi tiết như thế ?

+ Qua đoạn văn, ý đồ phê phán hiện thực của tác giả là gì ?

4. – Cần hiểu mục đích của bài tập này là rèn luyện năng lực đọc văn bản, trong đó cần hiểu được ý nghĩa của nhan đề tác phẩm vốn là một điều rất quan trọng đối với tác giả khi viết tác phẩm. Có rất nhiều cách đặt nhan đề tác phẩm, nhưng nói chung là nhằm thể hiện điều tác giả muốn nói nhất trong tác phẩm của mình.

5. – Cần thấy mục đích của bài tập này là nhằm tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật vốn là một yêu cầu rất quan trọng trong việc học văn, đặc biệt là với thể loại truyện bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết mà lần lượt em sẽ được học trong những thời gian sau.

– Cách làm : Để phân tích nhân vật quan phụ mẫu trong truyện ngắn Sống chết mặc bay, em hãy đọc kĩ tác phẩm rồi trả lời các câu hỏi sau đây :