Top 5 # Soạn Ngữ Văn 6 Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Soạn Bài Lời Văn, Đoạn Văn Tự Sự Sbt Ngữ Văn 6 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 34 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 5. Viết đoạn văn với các câu mở đoạn sau đây.: – Phùng Hưng là một người rất khoẻ. Một hôm…

– Tuệ Tĩnh là một vị thầy thuốc rất thương người. Một lần…

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 60, SGK.

2. Bài tập 2, trang 60, SGK.

3. Bài tập 3, trang 60, SGK.

4. Bài tập 4, trang 60, SGK.

5. Viết đoạn văn với các câu mở đoạn sau đây.:

– Phùng Hưng là một người rất khoẻ. Một hôm…

– Tuệ Tĩnh là một vị thầy thuốc rất thương người. Một lần…

6. Tập nói các đoạn văn giới thiệu các thành viên trong gia đình em, hoặc viết tiếp cho thành đoạn văn sau câu mở đầu.

7. Đoạn văn sau đây được kể theo thứ tự nào ?

a) Câu quan trọng là : Cậu chăn bò rất giỏi. Các câu sau cụ thể hoá cái ý “giỏi” như thế nào.

b) Câu quan trọng là : … cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. Các câu trên là dẫn dắt để nói về tính hiền lành, hay thương người của cô em út.

c) Câu quan trọng là : Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Các câu sau minh hoạ cho ý chính đó.

2. Câu viết sai là câu kể không theo thứ tự lôgíc của các sự việc.

3. Viết câu giới thiệu nhân vật, sử dụng các từ có, là …

Ví dụ : Ngày xửa ngày xưa ở làng Phù Đổng có một em bé tuổi đã lên ba mà không biết đi, biết nói. Chỉ khi nghe sứ giả kêu gọi người tài ra đánh giặc cứu nước thì tự nhiên em vùng dậy và biết nói, xin đi đánh giặc. Đó là Thánh Gióng.

Em hãy viết tiếp các câu giới thiệu về nhân vật khác.

4. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận giết giặc Ân, hãy bắt đầu từ khi sứ giả dắt ngựa sắt tới, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, …

Chú ý : Đây là đoạn văn chỉ kể một sự kiện, sự việc Thánh Gióng lên ngựa, xông trận để diệt giặc Ân, không kể các việc trước đó và sau đó.

5. Viết đoạn văn tiếp theo câu mở đoạn về Phùng Hưng, Tuệ Tĩnh.

6. Tập nói các đoạn văn hoặc viết tiếp câu mở đầu.

– Giới thiệu các thành viên trong gia đình em thì có thể giới thiệu chủng hoặc giới thiệu từng thành viên trong gia đình. Hãy nói tiếp những câu sau đây :

+ Anh tôi là một người vui tính…

+ Chị tôi là một người siêng năng, cần cù… + Ông tôi đã trên 70 tuổi, tóc đã bạc, nhưng đi lại, nói năng vẫn còn nhanh nhẹn… + Bố tôi là một bác sĩ. Ông có đôi mắt to, lông mày rậm và nét mặt hiền từ…

– Viết tiếp theo câu mở đầu :

+ Hằng ngày em rất bận…

+ Em rất thích đọc truyện…

7. Hãy gạch dưới các động từ có trong đoạn văn, xem xét mối quan hệ giữa chúng rồi trả lời.

Soạn Văn Lớp 6 Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?. Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Soạn văn lớp 6 bài Từ Mượn Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự lớp 6 tập 1 trang 58 & 59

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Trả lời câu 1 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 58

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi “

Trả lời câu 2 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

Trả lời câu 3 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự phần luyện tập

Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự siêu ngắn

Soạn Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Trang 58 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1

Hướng dẫn Soạn bài lời văn đoạn văn tự sự lớp 6 do Đọc tài liệu biên tập sẽ giúp các em hiểu bài và chuẩn bị bài ở nhà thật tốt trước khi tới lớp

Soạn bài Lời văn đoạn văn tự sự – Ngữ văn lớp 6 tập 1

Lời văn giới thiệu nhân vật

I. Lời văn trong đoạn văn tự sự

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. (2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

– Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.

– Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:

(1) Hùng Vương có con gái yêu là Mỵ Nương.

(1) Mỵ Nương: con vua, đẹp người đẹp nết, được vua yêu.

(2) Sơn Tinh: ở Tản Viên, được mọi người gọi Sơn Tinh.

(3) Thủy Tinh: ở biển, được mọi người gọi là Thủy Tinh.

Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.

Lời văn kể tự sự

– Câu văn với chữ “có”, “là”, “người ta gọi chàng là” là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dân nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

– Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,…

– Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau → nổi giận → đuổi theo → hô mưa, gọi gió → dâng nước → đánh … nước ngập…

– Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Đoạn văn

– Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp, hô mưa gọi gió, rung chuyển cả đất trời,…); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…).

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) và trả lời các câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dân nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Em hãy kể (hoặc viết) đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, phun lửa giết chết hết giặc Ân. Hoặc viết đoạn văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa trước cho người đó, không kể người đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo.

Đoạn 1 : Các ý phụ được trình bày trước, nêu nguyên nhân.

Đoạn 2 : Có 2 người tài giỏi như nhau đến cầu hôn nên phải giới thiệu từng người.

Để dẫn đến ý chính đấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách:

Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc luôn hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào, giàu hay nghèo. Một hôm, ông chuẩn bị theo con nhà quý tộc vào tư dinh để xem bệnh cho nhà quý tộc thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị gãy đùi đến xin ông chạy chữa. Ông liền xem mạch cho cậu bé rồi bảo con nhà quý tộc là ông phải chữa gấp cho chú bé, để chậm tất có hại. Nói rồi, ông bắt tay ngay vào việc chữa trị cho chú bé.

Viết một đoạn văn nêu ý chính:

II. Soạn bài Lời văn đoạn văn tự sự phần Luyện tập

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

(Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

– Ý chính: Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.

b.

– Các câu văn triển khai theo thứ tự: trước – sau.

– Ý chính: Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.

c.

– Thứ tự : Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.

– Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm.

– Thứ tự: Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lẽn lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu b): thứ tự hợp lí ⇒ đúng

Giải thích:

– Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế. Sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn.

Phải đóng yên ngựa trước.

Nhảy lên lưng ngựa sau.

Cuối cùng rồi mới “lao vào bóng chiều”.

– Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc

Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

– Lạc Long Quân: Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng, tên là Lạc Long Quân, là con trai của thần Long Nữ. Vì nòi rồng nên thần thường sống dưới nước. Thần có sức khỏe rất phi thường và lắm phép lạ. Thần không chỉ giúp dân trừ yêu quái mà còn dạy dân cách chăn nuôi trồng trọt.

– Âu Cơ: Ở vùng núi phía Bắc có một nàng tên là Âu Cơ, xinh đẹp tuyệt trần, nàng dòng họ Thần Nông.

– Thánh Gióng: “Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai ông bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Nhưng đứa bé cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười.

– Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh Thiền Sư quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, từ nhỏ mồ côi, được nuôi dạy ở chùa, sau tu ở chùa Hộ Xá, Nam Định. Ông là một danh y lỗi lạc đời Trần.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận:

Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang, phi như bay xông thẳng đến nơi có giặc Ân. Gióng cầm roi sắt vung lên vút vút, roi sắt vung đến đầu quân giặc chồng xếp đến đấy. Ngựa sắt phun lửa đốt cháy quân thù. Thật là một trận đánh hào hùng.

Thánh Gióng khi roi sắt gẫy:

Thế trận đang bừng bừng, bỗng roi sắt của Gióng bị gẫy, phía trước quân giặc vẫn cứ ào ạt xông lên. Gióng bèn nhổ những bụi tre làm vũ khí thay roi sắt tấn công vào bọn giặc. Những đứa sống sót hốt hoảng bỏ chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

Soạn bài lời văn đoạn văn tự sự ngắn nhất

Bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1

I. Lời văn, đoạn văn tự sự

– Đoạn văn (1): giới thiệu nhân vật Vua Hùng và con gái Mị Nương.

– Đoạn văn (2): giới thiệu nhân vật Sơn Tinh vùng núi, Thủy Tinh miền biển, cả hai đều tài năng.

Bài 2 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu văn giới thiệu thường dùng từ là, từ có, hoặc kể bằng ngôi thứ ba Người ta gọi chàng là …

– Đoạn văn thường dùng những từ để kể hành động nhân vật (các động từ): đến, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,…

– Các hành động được kể mỗi lúc một căng thẳng, dồn dập, kể hành động rồi đến kết quả dựa theo thứ tự thực hiện hành động của nhân vật.

– Kết quả được kể lại trong câu văn cuối.

Bài 3 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 1

– Lời kể trùng điệp (nước ngập …, nước ngập …, nước dâng …) tạo nên sự căng thẳng, sự dồn dập, đẩy câu chuyện đến hồi kịch tính cao.

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Bài 1 trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1

II. Luyện tập

Bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Ý chính

Sọ Dừa chăn bò rất giỏi

Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.

Tính cô còn trẻ con lắm.

Cậu chăn bò rất giỏi

Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm.

Triển khai theo thứ tự

trước – sau

Câu trước nêu ý phụ dẫn dắt đến ý chính ở câu sau.

Câu trước nói chung, câu sau cụ thể hoá ý câu trước.

– Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới “lao vào bóng chiều”.

Bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1

– Câu (b) đúng vì các hành động trước và sau hợp lí.

– Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.

– Lạc Long Quân, chồng bà Âu Cơ, từng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh giúp dân an cư lạc nghiệp.

– Âu Cơ là vợ của Lạc Long Quân – một người con gái xinh đẹp tuyệt trần.

Bài 4 trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1

– Thời Trần có danh y nổi tiếng Tuệ Tĩnh luôn hết lòng vì người bệnh.

Thánh Gióng là một người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng trong thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng đã có mặt đúng lúc để cứu nước khi bị lâm nguy, dẹp tan giặc Ân. Ngựa của Thánh Gióng phun ra lửa, roi sắt quật tan quân thù. Đến khi roi sắt gãy thì nhổ tre đánh giặc. Nước Việt ta thật tự hào khi có một người như Gióng – chiến đấu bằng cả những thứ vũ khí thô sơ và cỏ cây ven đường để đem lại hòa bình cho Tổ quốc.

Kiến thức ghi nhớ

Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc:

– Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.

– Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.

-/-

Lời Giải Hay Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11: Gợi Ý Trả Lời Câu Hỏi

1. Câu bị động:

Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.

Mô hình chung của kiểu câu bị động. Đối tượng của hành động – động từ, bị động (bị, được, phải) – chủ thể của hành động – hành động.

– Chuyển sang câu chủ động. Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.

Mô hình chung của câu chủ động: Chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động.

– Thay câu chủ động vào đoạn văn và nhận xét: Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước. Câu đi trước trong đoạn đang nói về “hắn”, chọn “hắn” làm đề tài. Vì thế, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài. Muốn thế cần viết câu theo kiểu chủ động thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về một người đàn bà nào”. Về câu bị động, các em xem lại Ngữ văn 7, tập hai.

2. Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Tác dụng: tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “hắn”. Phân tích như ở bài tập 1. 3. Cần viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Sau đó giải thích lí do dùng câu bị động và phân tích tác dụng của câu bị động đó. Khi giải thích và phân tích, cần dựa vào sự liên kết về ý với các câu đi trước.

DÙNG KIỂU CÂU CÓ KHỞI NGỮ

1. a) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.

– Khởi ngữ: Hành

Nhắc lại khái niệm khởi ngữ. Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên để tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu. Đặc điểm:

+ Khởi ngữ luôn luôn đứng đầu câu.

+ Khởi ngữ tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ thì, hoặc từ là, hoặc quãng ngắt (dấu phẩy).

+ Trước khởi ngữ có thể có hư từ còn, về, đối với,… Về khởi ngữ, xem Ngữ văn 9, tập hai.

b) So sánh câu trên (câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thị may lại còn”) với câu tương đương về nghĩa nhưng không có khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành”, ta thấy:

– Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc.

– Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa các từ gạo và hành (hai thứ cần thiết để nấu cháo hành). Vì thế viết như nhà văn Nam Cao là tối ưu.

2. Các câu trong đoạn văn đều nói về “tôi”; quê quán, vẻ đẹp thể hiện qua bím tóc, cổ. Cho nên nếu câu tiếp theo nói về mắt thì cần dùng từ mắt ở đầu câu để biểu hiện đề tài, tạo nên mạch thống

nhất về đề tài. Nếu viết câu đó theo phương án A thì không tạo được mạch ý vì đột ngột chuyển sang: đề tài các anh lái xe. Nếu viết theo như phương án B thì câu văn là câu bị động gây ấn tượng nặng nề. Nếu viết theo phương án D thì đảm bảo được mạch ý, nhưng không dẫn được nguyên văn lời các anh lái xe vì trong trường hợp này, việc dẫn nguyên văn lời các anh lái xe tạo nên ấn tượng kiêu hãnh của cô gái và sắc thái ý nhị của lời kể chuyện. Chỉ có phương án C là thích hợp nhất đối với đoạn văn.

3. a). Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ.

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng (giữa đồng bào – người nghe, và tôi – người nói) với điều đã nói trong câu trước (đồng bào – tôi).

b) Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc.

– Vị trí: Ở đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).

– Có quãng ngắt (dấu phẩy) sau khởi ngữ.

– Tác dụng của khởi ngữ: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước): tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước) → Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau).

DÙNG KIỂU CÂU CÓ TRẠNG NGỮ CHỈ TÌNH HUỐNG

1. a) Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.

b) Phần in đậm có cấu tao là cụm động từ.

c) Chuyển: Bà già kia: thấy thị hởi, bật cười. Nhận xét: Sau khi chuyển, câu có hai vị ngữ, hai vị ngữ đó cùng có cấu tạo là các cụm dộng từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là Bà già kia. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.

2. Ở vị trí để trống trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn câu ở phương án C (Nghe tiếng An, Liên dị, ng dậy trả lời), nghĩa là lựa chọn kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống, mà không chọn các kiểu câu khác, vì: Kiểu câu ở phươ.g án A (có trạng ngữ chỉ thời gian khi).

Nếu viết theo phương án này thì sự việc ở câu này và câu trước đó như xa nhau, cách một quảng thời gian.

– Kiểu câu ở phương án B (câu có hai vế, đều có đủ chủ ngữ và vị ngữ). Kiểu câu này lặp lại chủ ngữ (Liên) không cần thiết, gây cho câu văn ấn tượng nặng nề.

– Kiểu câu ở phương án D (câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ). Kiểu câu này không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước. Chỉ có kiểu câu C vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ, vừa mềm mại, uyển chuyển.

3. a) Trạng ngữ: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (câu đầu).

b) Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của trạng ngữ này không phải là liên kết văn bản, cũng không phải là thể hiện thông tin đã biết, mà là phân biệt tin thứ yếu (thể hiện ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng (thể hiện ở phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).

TỔNG KẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG BA KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

– Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.

– Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.

– Vì vậy, việc sử dụng những câu kiểu câu bị động, câu có thành phần khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.