Top 9 # Soạn Văn 8 Lời Giải Hay Chi Tiết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Soạn Bài Lời Văn, Đoạn Văn Tự Sự (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì? Lời giải chi tiết:

– Các câu văn đã giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng của nhân vật:

+ Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương.

+ Mị Nương đẹp và hiền dịu.

+ Sơn Tinh: ở núi Tản Viên.

+ Thủy Tinh: ở miền biển.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc? Lời giải chi tiết:

– Đoạn văn đã dùng những từ để chỉ hành động của nhân vật:

+ Thuỷ Tinh: Đến muộn, không lấy được Mị Nương, đem quân đuổi theo Sơn Tinh.

+ Hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dáng nước đánh, nước ngập, nước dâng…

– Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân – kết quả, thời gian.

– Lời kể trùng điệp có tác dụng thể hiện rõ cuộc tấn công của Thần nước thật nhanh chóng và khủng khiếp, gây ấn tượng dữ dội cho người đọc.

– Đoạn 1: Vua Hùng kén rể: ” Vua cha yêu thương … một người chồng thật xứng đáng “.

– Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn : “[…] cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng “

– Đoạn 3: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh : “Thủy Tinh đến sau … cướp Mị Nương “.

b)

– Để dẫn đến ý chính, người kể đã đưa ra một số ý phụ hoặc giải thích, chứng minh cho ý chính nổi bật lên.

– Mối quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước hoặc làm rõ ý câu trước, hoặc nối tiếp hành động, nêu kết quả của hành động.

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.

(Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!

(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

– Mạch lạc của đoạn văn:

+ Câu 1: Hành động bắt đầu.

+ Câu 2: Nhận xét chung về hành động.

+ Câu 3, 4: Hành động cụ thể.

+ Câu 5: Kết quả của hành động.

b) Thái độ của các con gái phú ông đối với Sọ Dừa:

– Giữa hai câu là hành động nối tiếp và ngày càng cụ thể.

c) Tính nết cô Dần:

– Mạch lạc của đoạn:

+ Câu 1, 2 quan hệ nối tiếp.

+ Câu 3, 4 thể hiện sự đối xứng, ngang bằng.

+ Câu 4, 5 đối xứng.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

– Câu (b) đúng vì rất mạch lạc.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Lời giải chi tiết:

– Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.

– Lạc Long Quân, chồng bà Âu Cơ, từng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh giúp dân an cư lạc nghiệp.

– Âu Cơ là vợ của Lạc Long Quân – một người con gái xinh đẹp tuyệt trần.

– Thời Trần có danh y nổi tiếng Tuệ Tĩnh luôn hết lòng vì người bệnh.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc. Lời giải chi tiết:

Khi nghe tin sứ giả báo đất nước lâm nguy, cần người tài giỏi ra giúp nước, Thánh Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thánh một tráng sĩ oai phong lẫm liệt,mình cao hơn trượng. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi rồi vỗ mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng. Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa thét ra lửa, Gióng thúc ngựa phi nhanh đi đánh giặc. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Khi gươm bị gãy, Gióng vẫn rất nhanh trí và không hề bối rối nhổ một bụi tre bên đường xông tới quật tới tấp vào đám quân giặc. Gióng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, giặc chết như rạ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Chỉ sau một trận đánh, Gióng đã chiến thắng toàn bộ giặc Ân, giết chết tướng giặc, trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp, nón rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

chúng tôi

Soạn Văn 8 (Ngắn Gọn, Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất)

I. Khái quát chung về Kiến thức Ngữ văn 8

Chương trình Văn 8 gồm 3 phần: phần Đọc – Hiểu Văn bản, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn. Mỗi phần đều có những lưu ý riêng, các em nên nắm được những điều này cho từng phần.

Chương trình Văn 8 đề cập tới rất nhiều đề tài, qua mỗi đề tài đều thể hiện được nội dung mà nó muốn gửi gắm, từ tình cảm thời học trò trong sáng, đến tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả, rồi vươn xa đến khát vọng to lớn, muốn thoát khỏi những lối sống tầm thường, khuôn phép,….

+ Những hình ảnh trong sáng của các em học sinh trong buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời, những tình cảm đầu tiên của tuổi học trò trong những tác phẩm: Tôi đi học; Người thầy đầu tiên.

+ Những Tác phẩm về đề tài cuộc sống, con người trong xã hội phong kiến. Số phận đáng thương của những con người nghèo khổ, những người Nông dân bị áp bức, bóc lột, bị xã hội chà đạp mà không làm thế nào để thoát khỏi: Tức nước vỡ bờ, Lão hạc.

+ Câu chuyện cảm động về tình mẫu tử cao Quý, thiêng liêng : Trong lòng mẹ.

+ Một bức tranh đẹp đẽ về thiên nhiên, về con người qua cái nhìn xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của cáo Nhà văn: Cô bé bán diêm, Hai cây phong, Đánh Nhau với cối xay gió, và Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.

+ Những tình cảm chân thật, khát vọng muốn thoát khỏi những lối sống tầm thường, khuôn phép, khát vọng muốn được khẳng định mình, khát khao về một cuộc sống đích thực: Nhớ rừng và Quê hương.

+ Tinh thần yêu nước sâu sắc, không gì ngăn cản được, đi đôi với Tinh thần lạc quan, yêu đời: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Vào Nhà ngục Quảng Đông cảm Tác, Đập đá ở Côn Lôn.

+ Kí: Các tác phẩm nổi bật là Tôi đi học và Trong lòng mẹ

+ Truyện: Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc.

+ Thơ 1930 – 1945: Đập đá ở Côn Lôn, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm Tác, Ông đồ, Nhớ rừng, Khi con tu hú, Ngắm trăng, Đi đường, tức cảnh Pác Bó.

+ Văn học nước ngoài: Hai cây phong, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Đánh nhau với cối xay gió.

+ Văn học cổ: Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô và nước Đại Việt ta.

+ Văn bản nhật dụng: Thông tin Trái Đất ngày 2000, Bài toán dân số, Ôn dịch thuốc lá.

+ So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ.

+ Lặp cú pháp, câu hỏi tu từ, đảo trật tự cú pháp.

+ Điêp từ, đối Thanh, hài thanh, từ láy tượng hình, tượng Thanh.

Trường từ vựng, từ loại, hiện tượng chuyển loại của từ: Thực từ và Hư từ.

Dấu câu

Các kiểu câu: phủ định, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán và trần thuật.

Hành động nói: hành động hỏi, hành động trình bày, hành động cảm thán, hành động từ chối,…

Phân biệt từ thuần việt và hán việt, từ ghép và từ láy.

Các em sẽ được ôn tập lại kiến thức về Văn tự sự, Văn nghị luận, và được học một thể loại văn mới, đó là văn thuyết minh.

– Văn nghị luận: Chủ yếu là 2 dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nghị luận xã hội lại có 2 dạng là Nghị luận về hiện tượng đời sống: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, tệ nạn xã hội,… và Nghị luận về tư tưởng đạo lý: uống nước nhớ nguồn, tình yêu thương giữa con người với con người,…

II. Các bước để học Ngữ văn tốt hơn

Cần phải Soạn văn trước khi tới lớp

Đầu tiên, thì chúng mình xin khẳng định là Soạn văn trước khi tới lớp là hoàn toàn cần thiết. Và đây sẽ là bước đầu tiên trong công cuộc Chinh phục bộ môn Ngữ Văn.

Soạn văn chính là bước chúng ta đọc trước tác phẩm ở nhà, trả lời trước các câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu Văn bản để hiểu rõ và sâu hơn Tác phẩm mà chúng ta sắp được học. Khi Soạn văn trước ở nhà, đồng nghĩa với việc chúng ta đã hiểu sơ qua về tác phẩm. Và khi đến lớp, được nghe cô giáo giảng lại một lần nữa, sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn tác phẩm. Một phần, nó còn giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian trên lớp. Bạn sẽ biết phải nắm bắt những nội dung nào, những ý chính nào của tác phẩm khi thầy cô giảng bài. Không bị bỏ lỡ những kiến thức quan trọng mà thầy cô nhấn mạnh.

Một khi đã hiểu được những ý cơ bản trong tác phẩm được học, thì chắc chắn trong giờ học, bạn sẽ có một sự chủ động nhất định. Bạn có thể không bị bất ngờ khi bị thầy cô gọi đứng lên Phát biểu về một tình huống truyện, hay nhận xét về một hành động của một nhân vật nào đó,.. Bạn sẽ chủ động hỏi lại thầy cô về những vấn đề mà bạn thắc mắc trong tác phẩm,… Tất cả điều đó sẽ đem lại cho bạn một sự chủ động trong học tập, mà chủ động bao giờ cũng tốt hơn bị động, đặc biệt là trong học tập. Phải không nào các bạn!

Dù bạn có chuẩn bị bài trước ở nhà, nhưng chắc chắn một điều rằng sẽ còn những thứ mà bạn chưa cảm nhận được. Và thầy cô chính là những người giúp bạn chạm tới được những cảm nhận còn thiếu đó. Cho nên, trong những giờ học Văn, hay bất kể một giờ học nào đó, hãy chú ý lắng nghe những lời thầy cô giảng nói, nó chính là chìa khóa đưa bạn đến cánh cửa của thành công.

Văn học thực sự là một điều kì diệu. Nó có thể xoa dịu trái tim cho một kẻ chịu tổn thương, có thể khiến con người đau khổ khi đồng cảm cho một số phận đáng thương nào đó hay giúp ta nuôi ý chi khát vọng mãnh liệt, chứng tỏ bản thân mình,…. Bởi vậy, hãy đọc sách mỗi ngày. Đọc để khám phá những điều mới lạ, những thứ mà mình chưa được thấy nhưng lại được miêu tả rất chi tiết và chân thực qua lời kể của những nhà văn tài ba. Đọc để đúc rút ra cách dùng từ, lối hành văn của các Tác giả đó, rồi áp dụng vào trong chính những bài văn của mình. Đọc để có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

III. Một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 8

+ Sử dụng những câu văn biền ngẫu, sóng đôi tạo một nhịp điệu cho cả bài chiếu.

+ Những hình ảnh giàu sức gợi hình và gợi cảm

>>> Bài soạn, phân tích Chiếu dời đô >>> Bài soạn, phân tích Nước Đại Việt ta >>> Bài soạn, phân tích Tức cảnh Pác Bó

+ Tư liệu phong phú, xác thực

+ Ngòi bút trào phúng sắc sảo.

Soạn Bài Ý Nghĩa Văn Chương (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời. Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

– “Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. “. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó. Lời giải chi tiết:

Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:

a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

– Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ớ đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.

– Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời. Lời giải chi tiết:

Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

– Nghị luận chính trị – xã hội;

– Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

– Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

– Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.

Lời giải chi tiết:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.

b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

– Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Câu 5 LUYỆN TẬP Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó. Lời giải chi tiết: Trả lời:

– “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương giúp ta có thêm hiểu biết đối với các thông tin, các đối tượng mà tác phẩm nhắc đến.

– Văn chương rèn luyện những tình cảm ta sẵn có”: văn chương bồi đắp thêm cho chúng ta những cảm xúc yêu, mến, giận, hờn… đối với những đối tượng có trong tác phẩm.

Từ việc hiểu ý kiến của Hoài Thanh, em hãy đối chiếu, kiểm tra lại thực trạng tình cảm của mình trước và sau khi học Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ghi lại những điều gì trước chưa có, nay mới có, trước “sẵn có” nhưng còn mờ nhạt, nay rõ nét hơn, thấm thía hơn.

Ví dụ 1: Trước, em chưa hề biết gì về Côn Sơn, do đó chưa hề thích thú gì nơi này. Nay nhờ học đoạn thơ mà bắt đầu biết Côn Sơn là một thắng cảnh, nơi mà người anh hùng kiêm đại thi hào Nguyễn Trãi đã có nhiều năm tháng gắn bó, lại có Bài ca Côn Sơn hấp dẫn tuyệt vời, vì vậy em yêu thích và khát khao được đến Côn Sơn để tham quan, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm ngưỡng di tích lịch sử. Đó là thuộc tình cảm “không có “, nay nhờ văn chương mà có;

Ví dụ 2: Trước, em đã thích nghe tiếng suối chảy róc rách, nay sau khi học Bài ca Côn Sơn em hình dung “Côn Sơn suối chảy rì rầm, ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” – nghĩa là nghe tiếng suối như tiếng đàn, thì việc nghe tiếng suối chắc chắn sẽ càng thích thú hơn). Đó là trường hợp tình cảm đã “sẵn có ” nhưng nhờ văn chương mà “luyện” cho thích thú hơn.

Bố cục Lời giải chi tiết:

Bố cục (3 phần):

– Đoạn 1 (từ đầu … muôn loài): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

– Đoạn 2 (tiếp … sáng tạo ra sự sống): Nhiệm vụ của văn chương.

– Đoạn 3 (còn lại): Công dụng của văn chương.

ND chính

Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

chúng tôi

Soạn Bài Xây Dựng Đoạn Văn Trong Văn Bản (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (trang 40 SGK Ngữ vân 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:

1. Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn.

2. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

3. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?

Trả lời:

1. Văn bản gồm 2 ý chính:

+ Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố.

+ Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn.

2.

Nhận diện đoạn văn dựa vào:

+ Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi vào đầu dòng và viết hoa, kết đoạn chấm xuống dòng.

+ Mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu văn

+ Về mặt nội dung: Đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý (luận điểm)

+ Hai đoạn văn trong văn bản trên thể hiện tương ứng với hai ý.

3. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

Trả lời:

a, Các từ ngữ duy trì ý của toàn đoạn: “Ngô Tất Tố”, “Ông”, “nhà văn”, “tác phẩm chính của ông”

b, Câu “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”: khái quát nội dung chính của đoạn văn, đây là câu then chốt của đoạn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

a. Nội dung đoạn văn có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản nêu trên.

Trả lời:

a,

– Xét về mặt hình thức: Hai văn bản trên giống nhau về cách trình bày nội dung: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn

– Xét về mặt nội dung:

– Cách diễn đạt:

+ Chủ đề đoạn văn thứ nhất được trình bày theo phép song hành

+ Chủ đề đoạn văn thứ hai được trình bày theo phép diễn dịch

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?

AI NHẦM

Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy liền lấy bài văn tế ông thân sinh ra chép lại đưa cho chủ nhà.

Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách: “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế?”. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: ” Văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có”.

(Truyện dân gian Việt Nam)

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

+ Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh.

+ Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều “chết nhầm”.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.

a) Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.

(Theo Xuân Diệu)

b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lâó lánh.

(Tô Hoài, O chuột)

c) Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).

(Ngữ văn 8, tập một)

Lời giải chi tiết:

– Đoạn diễn dịch:

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mĩ thống nhất đất nước.

– Biến đổi đoạn văn diễn dịch thành quy nạp:

Muôn người như một, trên dưới một lòng, dân ta trong quá khứ đã hai lần thắng quân Tống, ba lần thắng quân Nguyên Mông, mười năm kháng chiến anh dũng đuổi quân Minh, một lần quét sạch quân Thanh xâm lược. Đặc biệt gần đây là non một thế kỉ chống Pháp đã thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kì gian khổ và hai mươi năm đánh Mĩ, thắng Mĩ thống nhất đất nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn đó.

Lời giải chi tiết:

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công:

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

chúng tôi