Top 5 # Soạn Văn Lớp 7 Tập 2 Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Soạn Văn Lớp 6 Bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự Ngắn Gọn Hay &Amp; Đúng Nhất

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất: Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?. Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Soạn văn lớp 6 bài Từ Mượn Soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng

Soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn hay & đúng nhất

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự lớp 6 tập 1 trang 58 & 59

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xừng đáng làm rể vua Hùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu trong đoạn thường dùng những từ, cụm từ gì?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(3) Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? Lời kể trùng điệp (nước ngập…, nước ngập…, nước dâng…) gây được ấn tượng gì cho người dọc?

Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:

b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

Sách giải soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Trả lời câu 1 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 58

– Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

+ Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

+ Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

+ Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

+ Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

– Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ ” người ta thường gọi “

Trả lời câu 2 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Đoạn văn trên sử dụng những động từ và cụm động từ để kể hành động nhân vật: đến, nổi giận, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh…

– Hành động của nhân vật tăng dần mức độ, kịch tính, hành động sau là kết quả của hành động trước, cho tới cao trào

– Kết quả: nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn đồi… biển nước.

– Lời kể trùng điệp tạo cảm giác tăng dần mức độ của hành động, dồn dập cảm xúc, gây ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù, theo đúng mạch truyện

Trả lời câu 3 soạn văn bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự trang 59

– Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Câu hỏi phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.

b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa)

c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)

Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

b) Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, đã nhổ tre ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.

Trả lời câu hỏi bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự phần luyện tập

Trả lời câu 1 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

a, Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

+ Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

+ Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

+ Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

b, Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

Trả lời câu 2 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Câu b đúng vì sự việc diễn ra phù hợp với diễn biến tự nhiên của hành động: đóng yên ngựa sau đó nhảy lên lưng ngựa và lao vào bóng chiều.

Câu a sai vì đã cưỡi ngựa rồi, nghĩa là nhảy lên lưng ngựa, thì không thể đóng chắc yên ngựa. Câu này không đúng với thực tế.

Trả lời câu 3 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

– Giới thiệu Thánh Gióng

Vào đời vua Hùng thứ sáu có chàng trai dẹp giặc Ân cứu nước được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương

– Giới thiệu Lạc Long Quân

Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ ở miền đất Lạc Việt, mình rồng, có phép lạ, sống dưới nước.

– Giới thiệu Âu Cơ

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

– Giới thiệu Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc giỏi có tấm lòng lương thiện.

Trả lời câu 4 phần luyện tập bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự

Khi nhà vua cho sứ giả mang áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt tới, Gióng vươn mình trở thành một tráng sĩ lao ra trận. Gióng nhằm thẳng quân thù mà đánh, bỗng roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh tiếp tới khi giặc Ân tan tác mới thôi.

Tags: soạn văn lớp 6, soạn văn lớp 6 tập 1, giải ngữ văn lớp 6 tập 1, soạn văn lớp 6 bài Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự ngắn gọn, soạn văn lớp 6 Lời Văn Đoạn Văn Tự Sự siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 7 Bài Ôn Tập Phần Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3,5,7,8; Làm thơ lục bát ở Bài 13; Ghi nhớ Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích (*) ở Bài 18; câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa về: – Ca dao, dân ca; – Tục ngữ; – Thơ trữ tình; – Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; – Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; – Thơ thất ngôn bát cú Đường luật; – Thơ lục bát;

Soạn văn lớp 7 bài Cách làm bài văn lập luận giải Soạn văn lớp 7 bài Ôn tập văn nghị luận

Soạn văn lớp 7 trang 127 tập 2 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Ôn tập phần văn tập 2 trang 127

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3,5,7,8; Làm thơ lục bát ở Bài 13; Ghi nhớ Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích (*) ở Bài 18; câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa về:

– Ca dao, dân ca;

– Tục ngữ;

– Thơ trữ tình;

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật;

– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật;

– Thơ thất ngôn bát cú Đường luật;

– Thơ lục bát;

– Thơ song thất lục bát;

– Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Học thuộc lòng những bài ca dao trong phần đọc chính.

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ , đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì? Học thuộc lòng các bài thơ, đoạn thơ thuộc phần văn học trung đại của Việt Nam, hai bài thơ Đường (thơ dịch, tự chọn), hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 6 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Riêng với các văn bản đọc – hiểu là văn xuôi (trừ phần văn nghị luận), em hãy lập bảng tổng kết theo mẫu sau đây:

Câu 7 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo).

Câu 8 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Dựa vào Bài 24 (Ý nghĩa văn chương) , kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương (có dẫn chứng kèm theo).

Câu 9 (trang 129 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã có lợi ích gì cho việc học phần Văn? Nêu một số ví dụ.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn

Trả lời câu 1 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 127

Trả lời câu 2 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

– Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

Trả lời câu 3 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:

– Tình thân gia đình

– Tình yêu quê hương đất nước

– Tình yêu bản thể

– Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội

Trả lời câu 4 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:

– Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.

– Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.

Trả lời câu 5 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc:

– Tình yêu quê hương đất nước

– Tình yêu thiên nhiên

– Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh.

Trả lời câu 6 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 128

Trả lời câu 7 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

– Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói

– Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung

Trả lời câu 8 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.

Trả lời câu 9 soạn văn bài Ôn tập phần văn trang 129

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

– Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

– Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Ôn tập phần văn siêu ngắn

Soạn Bài Đi Đường Ngữ Văn 8 Tập 2 Hay Nhất

Soạn bài Đi Đường Ngữ văn 8 tập 2

Bài làm

Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

Khi chúng ta đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa, dịch thơ sẽ nhận thấy rõ ràng:

– Theo nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật thế nhưng dịch thơ theo thể lục bát. Mà thể thơ lục bát luôn được biết đến mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài gốc.

– Tiếp đến chính là việc dùng các điệp ngữ tẩu lộ – tẩu lộ, trùng san- trùng san- trùng san như để có thể gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu trong bài.

– Trùng san nghĩa được hiểu đó chính là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Tìm hiểu kết cấu bài thơ. (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba.

Bài thơ “Đi đường” cũng đã lại biểu hiện rõ nét kết cấu thể thơ tứ tuyệt đường luật, bám theo trình tự kết cấu này thì mang đến cho chúng ta nắm được mạch triển khai tứ thơ.

– Ở ngay câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: Tác giả như cũng đã nhắc tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường. Không chỉ vậy thì ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi trên hành trình gian nan ấy.

– Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Tất cả những khó khăn, gian khổ của người đi đường lúc này đây cũng đã lại được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non lớp lang, trùng điệp như cũng thật hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.

– Câu chuyển – chuyển ý ( đó là những câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Để rồi khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót, chiến thắng

– Câu hợp – gắn kết: Nhận thấy được với các câu chuyển để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm để:

+ Tạo được một âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ càng sinh động, khí thế

+ Đồng thời cũng lại càng nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua bao thử thách.

+ Hơn nữa cũng đã lại khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai, khó khăn.

Soạn bài Đi Đường Ngữ văn 8 tập 2

Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và nỗi vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngọài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

Xét thấy nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, vẻ đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Chúng ta cũng đã lại bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như có thể ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, một thiên nhiên như cũng thật khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Thông qua đây ta nhận thấy được hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 cũng thật vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song, chúng ta nhận thấy được ở hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, đó cũng lại còn là một bài học vô cùng sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời. Chúng ta nếu như mà kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

– Bài thơ “Đi đường” lúc này dường như cũng không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

– Tác giả cũng đã thật tài tình khi đã mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao. Và chính tác giả thì đã như muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, nhắn nhủ về con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

– Bài thơ “Đi đường” với lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc nhất!

Chúc các em học tốt!

Soạn Bài Ôn Tập Phần Tập Làm Văn Lớp 7 Đầy Đủ Hay Nhất

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN LỚP 7 HAY NHẤT

I. Văn biểu cảm:

Câu 1 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2

Các bài văn biểu cảm đã học trong ngữ văn 7, tập 1

Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi, Sài Gòn tôi yêu

Câu 2 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:

Cổng trường mở ra( Lí Lan ) là bài văn biểu cảm em thích nhất, thông qua văn bản em nhận ra một

sốđặc điểm sau của văn biểu cảm:

Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy người viết

thường sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, hình tượng,..

Có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài

Tình cảm rõ ràng trong sáng, chân thực

Câu 3 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2

Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò khơi gợi xúc cảm. Người viết miêu tả cảnh vật, những

hình ảnh chân thực và từ đó biểu đạt tình cảm từ những miêu tả ấy.

Câu 4 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2

Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm giúp gia tăng cảm xúc. Kể chuyện trong văn biểu cảm không nhằm

mục đích tường thuật sự việc mà đề tìm kiếm những xúc cảm trong quá trình kể

Câu 5 trang 139 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi xa đối với một con vật, sự vật hiện tượng thì

chúng ta phải nêu lên được bản chất( tính cách, tình cảm…), vẻ đẹp, cảm giác mà vật đó đem lại cho

chúng ta.

Câu 6 trang 139 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như: Nhân hóa,So sánh, điệp từ, điệp

câu, đối lập tương phản, câu hỏi tu từ,…

Ví dụ: Sài Gòn tôi yêu – Minh Phương

Sài Gòn vẫn trẻ ( Nhân hóa)

Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà ( So sánh)

Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào.. ( Điệp từ ” nắng”)

Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng

Non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió ( Nhân hoá, điệp từ ” thương”)

… Mở cửa đi ra ngoài tự nhiên như thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung ( so sánh)

Câu 7 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:

Nội dung văn bản biểu cảm: Tập trung biểu đạt tình cảm cảm xúc.

Mục đích biểu cảm: Thể hiện tinh cảm cảm xúc của mình

Phương tiện biểu cảm: Hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng( đồ vật, loài cây hoặc hiện tượng nào đó)

Câu 8 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên

Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.

II. Văn nghị luận:

Câu 1 trang 139 sgk ngữ văn 7 tập 2:

Các văn bản nghị luận đã học trong ngữ văn 7 tập 2:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý

nghĩa văn chương

Câu 2 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2

Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa em thường thấy văn bản nghị luận xuất hiện

trong trường hợp khi một sự vật, sự việc đang được quan tâm cần

được làm sáng tỏ

Ví dụ: Đức tính giản dị của Bác Hồ là văn bản được viết giúp nhân dân hiểu hơn về con người và tình

cách của Bác

Câu 3 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2

Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Luận điểm( luận điểm chính luận điểm phụ), luận cứ và lập luận

Câu 4 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng

định ( phủ định) được diễn đạt sáng rõ, nhất quán dễ hiểu.

a,d,c là luận điểm bởi câu văn mang tính khẳng định có thể khai triển dựa trên các luận cứ.

Câu 5 trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2

Theo em khi làm văn chứng minh, người đó làm vậy là sai bởi chỉ dẫn chứng thôi sẽ không đủ sức

thuyết phục, ta cần có luận điểm luận cứ rõ ràng và những lí lẽ rõ ràng hướng đấn luận điểm chính

Để làm một bài văn chứng minh hay ngoài luận điểm luận cứ còn cần có dẫn chứng, mở rộng thì bài

văn chứng minh sẽ mang tính thuyết phục và phong phú hơn. Ngoài ra có thể thêm các yếu tố văn

học khác để bài làm không bị khuôn sáo, cứng nhắc.

Luận điểm phải đúng đắn, hướng đến vấn đề chính đã đặt ra, luận cứ bám sát luận điểm, lập luận sâu

và rõ ràng.

Câu 6 trang 140 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Đề 1: Giải thích câu tục ngữ:” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đề 2: Chứng minh rằng “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn” Giống nhau:

Vấn đề đặt ra: câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ý nghĩa: Khẳng định giá trị câu tục ngữ

Sử dụng các lí lẽ giống nhau để giải quyết

Khác nhau:

Đề 1:

Vấn đề chưa được sáng tỏ, cần các lí lẽ sâu rộng để làm sáng tỏ vấn đề và ý nghĩa của câu tục ngữ

Đề 2:

Vấn đề đã được sáng tỏ, điều cần thiết hơn là khẳng định tính đúng đắn của nó thông qua những dẫn

chứng cụ thể, trong thực tế.

III. Đề tham khảo ( trang 140 sgk ngữ văn 7 tập 2)

Nguồn Internet