Top 10 # Sự Thật Giải Phóng Miền Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Một Sự Thật Về Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam

Vì vậy mà mới khi mở miệng là chị thích dùng tiếng Pháp hơn tiếng Việt, hoặc có thói quen pha lẫn tiếng Pháp vào lời nói và mỗi khi đi giao dịch bên ngoài thì chị tự lái xe lấy chớ không phải nhờ tài xế đưa đi. Vậy chị Bảy Hồng là ai ? Không ai khác hơn là bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, Bộ Trưởng Y Tế của chính phủ lâm thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam, nhân vật đứng hàng thứ hai về phái nữ, sau bà Nguyễn Thị Bình trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Cái bí danh Bảy Hồng mà bà chọn cũng bao hàm nhiều ý nghĩa, Bà là con thứ bảy trong gia đình. Từ ngày bà tham gia MTGPMN do bọn quỷ đỏ miền Bắc nặn ra, để chứng tỏ cho Bác và Đảng thấy rằng bà đã thấm nhuần lời dạy của Bác là “cán bộ trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa phải vừa Hồng vừa Chuyên”, mà Hồng là gốc, còn Chuyên chỉ là ngọn, cho nên bà không ngần ngại dán cái nhãn hiệu Bảy Hồng vào người bà. Đối với đồng bào Việt Nam thì bà Bình chỉ mới được nhiều người biết tới khi bà xuất hiện trong phái đoàn VC tại hội đàm Ba-Lê mà thôi. Riêng bà Dương Quỳnh Hoa thì hầu như đồng bào vùng Saigon-Chợ Lớn không ai là không biết hoặc nghe tiếng, vì bà là một bác sĩ y khoa khá nổi tiếng. Bà có phòng mạch tại tư thất, một ngôi biệt thự đẹp đẻ ở gốc đường Hồng Thập Tự và Huyện Thanh Quan.

Bà là con của ông Dương Văn Th., người Việt lai Tàu, giáo sư kỳ cựu của trường trung học lớn nhất của Sàigon thời xưa, trường Petrus Ký. Vì gia đình bà thuộc “trâm anh thế phiệt” của miền Nam nên anh em bà đều được gởi sang Pháp du học và tất cả đều thành tài. Ít nhất bà và một người anh đã làm việc cho CSVN như là những gián điệp.

Sau khi tốt nghiệp đại học Y khoa Pháp vào khoảng năm 1954 (24 tuổi), bà trở về Saigon để hành nghề, chuyên về sản và nhi khoa. Ngay từ khi tới Pháp, Hoa đã làm việc cho Đảng Cộng sản VN ngay từ năm 1948 (18 tuổi) và tham gia đảng CS Pháp năm 1954. Khi trở về Saigon, Hoa có nhiệm vụ tổ chức và móc nối với các bác sĩ cùng giới trí thức để dụ họ vào bưng hay tham gia hoạt động cho đảng CS. Hoa đã trở thành một tay nằm vùng đắc lực cho cộng sản. Ngoài thời gian làm việc tại bịnh viện Nhi Đồng, bà mở phòng mac.h tư vào sáng sớm và chiều tối mỗi ngày. Phòng mạch của bà hồi đó rất đông khách. Vốn xuất thân từ một gia đình giàu có lại thành công trong nghề nghiệp, nên chẳng bao lâu sau bà đã trở nên triệu phú. Thế nhưng trong xã hội Việt Nam đối với một phụ nữ có nhan sắc, có bằng cấp cao và giàu có như bà thì ít có đấng nam nhi nào dám ngấp nghé tới. Bạn bè của bà, ngay cả các đồng nghiệp cũng ngại tới lui, vì vậy mà bà chỉ thường giao thiệp với bạn bè ngoại quốc nhiều hơn là Việt Nam.

* Tình yêu, cạm bẫy và công tác “nằm vùng” :

Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, bác sĩ Trần Văn Th. là một nhân vật rất có uy thế. Ông tuy lớn tuổi nhưng vẫn còn độc thân, ăn nói lịch thiệp, lại hào hoa phong nhã mà cũng nhiều thủ đoạn. Ngoài chức vụ Tổng Giám Đốc Thông Tin được xếp ngang hàng một Bộ Trưởng và làm việc trực tiếp dưới quyền Tổng Thống Diệm, bác sĩ Th. còn được ông cố vấn Nhu ủy thác việc theo dõi các nhà trí thức có tư tưởng thân cộng hoặc trung lập. Vốn đã nghi ngờ bà Hoa từ lâu nhưng biết là khó chinh phục được bà vì hàng rào tuổi tác, nên ông Th. đã dựa vào công tác mật vụ của ông để lôi cuốn bà. Ông đã lập hồ sơ trình ông cố vấn về những hoạt động của bà Hoa có liên hệ với những tổ chức thân Cộng trong khi bà còn là sinh viên ở Pháp. Thế là bác sĩ Th. được giao nhiệm vụ theo dõi hành tung của bà Hoa. Việc hoạch mưu thiết kế như đã thành. Bác sĩ Th. bèn thả mồi để nhử cho bà sa vào bẩy để hốt VC mà bẩy “tình” là để ông ôm gọn con mồi vào lòng. Là một bác sĩ được tin dùng, lại có nhiều thủ đoạn thì tránh sao con nai tơ không bị lọt bẩy. Nào vuốt ve, nào dụ dỗ, nào đe doạ, nào cảnh cáo, có bao nhiêu ngón nghề ông bác sĩ già đều trổ ra hết. Cho nên chỉ vài tháng sau, đôi bạn đồng nghiệp đã trở thành đôi bạn tình, cũng thắm thiết, cũng say sưa, cũng thơ mộng như bất cứ mối tình đầu nào. Tuy không cưới hỏi chính thức nhưng cặp tình nhân nầy đã chung sống những năm thật đầm ấm và hạnh phúc bên nhau. Cho tới 11/63. Tổng Thống Diệm bị giết, bác sĩ Th. cũng bị rơi đài.

Bác sĩ Vương Quang Trường lên làm Tổng Trưởng Y Tế, liền đẩy ông Th. làm Giám đốc bịnh viện Lâm Đồng. Vì không thể bỏ Saigon (!) nên Hoa đành ở lại Thế là 2 người phải tạm xa nhau. Ở Lâm Đồng được một thời gian thì bác sĩ Th. lại “cua” một cô nữ hộ sinh trưởng làm việc dưới quyền rồi lấy cô nầy làm vợ mà bỏ rơi người tình cũ vừa sang, vừa giàu, đang bị theo dõi ở Saigon. Bị phản bội trắng trợn và tàn nhẫn, Hoa đã sống trong những chuổi ngày vô cùng dau khổ và oán hờn. Trong cảnh tuyệt vọng đó, ngoài giờ bù đầu làm việc ở bịnh viện, bà cố đi tìm một lối thoát : chính trị. Bà tiếp xúc với nhóm trí thức. Vì nhóm Trịnh Đình Thảo lúc đó đã có liên hệ với CS nên một thời gian ngắn sau khi gia nhập vào nhóm nầy bà Hoa đã bị Tổng Nha Cảnh Sát bắt giam vài tuần rồi được thả. Tới khi VC mở cuộc tổng công kích vào dịp Tết Mậu Thân. Tướng Nguyễn Ngọc Loan lúc bấy giờ là Tổng Giám Đốc Cảnh sát Quốc gia bố ráp nhóm Trịnh Đình Thảo rất gắt gao và đã bắt giam một số người trong nhóm. Vì hoảng sợ, Hoa liền mang vàng bạc bỏ trốn vào bưng gia nhập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

* Công tác sau khi gia nhập MTGPMN :

Sau khi hiến tất cả của cải mang theo cho Trung Ương Cục miền Nam bà Dương Quỳnh Hoa được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Y tế, Xã hội và Thương binh của chính phủ lâm thời nầy, chẳng qua là tổ chức bù nhìn và dàn cảnh của CSBV nhằm lừa bịp quốc tế mà thôi. Tất cả quyền hành đều nằm gọn trong “Cục R” đặt dưới quyền điều khiển của Hà Nội. Ở “Cục R” một thời gian ngắn thì bà Hoa ra Hà Nội. Bộ Chính Trị của đảng muốn lợi dụng khả năng và địa vị của Hoa để đẩy mạnh mặt trận ngoại giao trên chính trường quốc tế. Vốn biết bà là một nhà trí thức có tên tuổi ở miền Nam, đã từng du học Pháp và nói tiếng Pháp lưu loát, nên bọn lãnh đạo ở Hà Nội cử bà đi công tác lưu động tại Pháp và Âu châu để vận động hậu thuẩn ngoại giao và viện trợ cho MTGPMN, đồng thời xúc tiến công tác trí thức vận trong giới Việt kiều và sinh viên VN tại Âu châu. Suốt thời gian nầy, bà thường xuyên có mặt ở Pháp nhiều hơn là ở “Cục R”. Và cũng trong thời gian nầy bà đã chính thức kết hôn với một kỹ sư ngành điện toán, hoạt động trong Hội Việt Kiều Yêu Nước, một tổ chức tay sai của VC tại Pháp… Ngay những ngày đầu sau khi Saigon bị đổi chủ, bà trở lại ngôi biệt thự cũ khi xưa của bà…

* Hoạt động sau 1975 của Dương Quỳnh Hoa.

Trong những tháng đầu tiên sống dưới chế độ CS, người dân miền Nam rất hoang mang lo sợ. Ngay sau sau khi tiến chiếm miền Nam, vì Việt Cộng chưa thiết lập xong guồng máy cai trị và kiểm soát từ các thành thị tới khắp vùng nông thôn, bọn lãnh đạo Hà Nội đã áp dụng một chính sách mềm dẻo, cởi mở và nương tay để cho dân chúng khỏi hoang mang, dao động; mặt khác để trấn an công chức và quân nhân các cấp theo chế độ cũ còn kẹt lại, chúng đã dụ dỗ họ hợp tác với chúng bằng cách khai báo tất cả những tin tức cùng tài nguyên của các cơ quan dân và quân sự từ trung ương tới địa phương. Vì vậy chúng mới đưa ra chiêu bài hoang mang lo sợ. Ngay sau sau khi tiến chiếm miền Nam, vì Việt Cộng chưa thiết lập xong guồng máy cai trị và kiểm soát từ các thành thị tới khắp vùng nông thôn, bọn lãnh đạo Hà Nội đã áp dụng một chính sách mềm dẻo, cởi mở và nương tay để cho dân chúng khỏi hoang mang. Trong buổi lễ mừng chiến thắng được tổ chức vào ngày 15/5/1975, người ta thấy tất cả các nhân vật trong ban lãnh đạo MTGPMN ngồi cùng hàng với các Ủy Viên Bộ Chính Trị của Đảng và các Bộ trưởng trong chính phủ Hà Nội. Trong phần giới thiệu, bà Hoa được xưng tụng bằng những từ ngữ thật cao sang, bóng lộn :”Ủy viên đoàn Chủ tịch MTGPMN, kiêm Bộ trưởng Xã hội, Y tế và Thương binh, Chính phủ Lâm Thời Cộng Hoà miền Nam Việt Nam”. Trên thực tế, cái chính phủ Lâm thời đó chỉ là một tấm bình phong và các vai trò mà Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình và Dương Quỳnh Hoa đang đóng lúc đó chỉ là vai trò bung xung., hữu danh vô thực.

Tuy giữ chức Bộ trưởng Y Tế nhưng mọi chủ trương, đường lối của Bộ đều phát xuất từ Hà Nội và mọi quyết định đều nằm gọn trong tay của Nguyễn Văn Thủ, bí danh Bảy Chi, nguyên trưởng ban Dân Y “Cục R” và là tay chân của Phạm Hùng. Tên Nguyễn Văn Thủ vốn là nha sĩ tốt nghiệp tại Pháp, theo Việt Cộng từ năm 1965 và là Trưởng ban Y Tế của Quốc hội kiêm Chủ tịch hội Hồng Thập Tự Việt Cộng. Vì vậy mà bà Bộ Trưởng Hoa lâm vào tình cảnh “ngồi chơi xơi nước”. Không có việc gì làm nên ngày ngày bà chỉ lái xe đi hết bịnh viện nầy đến bịnh viện nọ để đóng vai con két mòng, chuyên giải thích, tuyên truyền chủ trương và đường lối của CS cho các nhân viên y tế thuộc chế độ cũ nghe để họ yên tâm phục vụ “Cách Miệng”.

Đến đầu năm 1977, sau khi đã nắm được trọn quyền kiểm soát miền Nam rồi thì Hà Nội chính thức khai tử Mặt Trận Giải phóng Miền Nam và chính phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam, hai công cụ mà chúng đã nặn ra từ năm 1960, và bà Hoa cũng mất luôn chức Bộ Trưởng Y Tế. Các nhân vật lãnh đạo trong MTGPMN sau đó đều được nâng lên hàng Phó hết, nào là Phó Chủ Tịch, Phó Thủ Tướng, Phó Chủ Nhiệm, v.v…trong cơ cấu chính quyền trung ương Hà Nội. Những ai đã từng sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hoà đều biết là người ở ngôi vị Phó trong bất cứ một tổ chức, một cơ quan nào ắt hẳn thấm thía về vai trò “yes man” nầy.

Đã bị ngồi chơi xơi nước ngót hai năm trời, nay lại bị cho về vườn nữa, bà Hoa nay mới thấm thía cái trò vắt chanh bỏ vỏ cố hữu của CS. Nhưng dù uất hận tới đâu, cay cú đến mấy thì một khi đã bước vào cái thòng lọng khắc nghiệt của CS rồi có mấy ai còn hy vọng để thoát ra ? Cho nên bà đành xếp cái bằng Y Khoa Bác Sĩ do trường Đại Học Y Khoa Ba Lê cấp phát cho bà cách đây hơn 20 năm vào tủ cho cho mối và dán gậm tỉa dần, và ngày ngày cùng với người nhà lái xe vào nông trại của bà ở Cầu Sơn (Thị Nghè) để vui với đàn heo và đám rẫy.

Khốn thay, họa vô đơn chí. Một hôm trên đường lái xe đi sang Cầu Sơn, có lẽ lòng bà ngỗn ngang trăm mối tơ vò, hận người tình xưa bội bạc, cay lũ đồng chí mặt người dạ thú, chỉ biết lợi dụng bà khi còn thế cô, sức yếu ở trong bưng biền, tới ngày chiến thắng thì loại bà ra khỏi chính trường để chúng độc quyền thao túng, cho nên bà đã lỡ tay tông vào chiếc xe Honda và cán chết tên Thiếu tá CS đang lái chiếc xe gắn máy đi ngược chiều. Với tâm thần từ lâu bất định, hoang mang, nay lại cán chết người, bà vô cùng bối rối và đã hành động một cách dại dột : bà cùng người nhà khiêng xác tên Thiếu tá VC bỏ lên xe, chở thẳng vào nhà xác của Bảo sanh viện Từ Dũ để dấu và mướn nhân viên nhà xác ở đây chôn cất để phi tang. Nhưng sau đó, thân nhân của tên Thiếu tá tử nạn phát giác được, tố cáo bà. CS đã cho bà ngồi chầu rìa từ khuya rồi nhưng việc bắt giam một nhân vật chính trị của MTGPMN, mà nhân vật nầy lại là đàn bà, xét ra sẽ gây ảnh hưởng bất lợi về chính trị cho chúng, nên bọn lãnh đạo ở Hà Nội đã ra lịnh cho Sở Công An Saigon tạm tha bà, và ban cho bà cái ân huệ cuối cùng là làm Trưởng Phòng Dinh Dưỡng của Bệnh viện Nhi Đồng II (tức Bệnh viện Đồn Đất được biến cải) để nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ con Việt Nam.

Điều trớ trêu và khá nực cười là, ở một nước nhược tiểu như VN, bị chiến tranh tàn phá hơn 30 năm qua, lại bị bọn CS làm cho phá sản, bao nhiêu tài nguyên trong nước chúng đều vơ vét hết, một phần đem đi trả nợ cho các nước đàn anh, một phần để đổi lấy súng đạn đem đi thực hiện mộng bành trướng của CS quốc tế ở Kampuchia và Lào, khiến cho miền Nam vốn là một vựa lúa của vùng Đông Nam Á cũng phải xơ xác, điêu tàn, gạo không đủ để ăn, áo quần không đủ để mặc, thì việc nghiên cứu để cải tiến dinh dưỡng chỉ là một trò hề, không hơn, không kém. Cơm không đủ ngày chiến tranh tàn phá hơn 30 năm qua, lại bị CS làm cho phá sản. CS cũng biết như thế, nhưng có lẽ chúng muốn mượn dịp nầy để chôn vùi luôn sự nghiệp của bà đi, cả sự nghiệp chuyên môn lẫn sự nghiệp chính trị. Nỗi uất hận đã chồng chất và bị đè nén từ lâu cho nên chỉ chờ có dịp là bùng nổ.

Nhân dịp phái viên của đài truyền hình CBS thăm Saigon vào giữa thập niên 1980 có tới phỏng vấn bà tại văn phòng, bà đã đứng giữa đám đông trẻ em VN èo uột ốm yếu chỉ có da bọc xương trong bịnh viện mà trả lời bằng tiếng Pháp rằng :”Nền y tế của Việt Nam (CS) đã bị lùi lại sau cả hàng chục năm so với nền y tế của chế độ cũ (Việt Nam Cộng Hoà) chỉ vì họ (cấp lãnh đạo CS ở Hà Nội) quá thiển cận và hẹp hòi. Và nguyên nhân duy nhất gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng cho các trẻ em này chỉ là do sự THIẾU ĂN mà thôi”.

Không thấy sau buổi phỏng vấn nầy CSVN đã dành cho bà Dương Quỳnh Hoa hình phạt nào, nhưng hình phạt nào thì đối với bà cũng trở thành vô nghĩa. Từ một vị bác sĩ y khoa đã thành công trong nghề nghiệp, đã từng giữ chức Bộ trưởng trong chính phủ CS miền Nam, mà ngày nay bà phải trở về nuôi heo và trồng rẫy ở Cầu Sơn thì thử hỏi bà còn có gì nữa để mà phải sợ, phải lo, phải e dè, kiêng nể ? Nếu có chăng, đó là sự trừng phạt của lương tâm mà chắc chắn là nó đã dày vò, hành hạ từ cơ thể đến tinh thần của bà từ mấy năm qua rồi : bà đã một lầm hai lỡ, trót dại, tự biến thành công cụ cho CSVN để cho chúng gieo tang thương, điêu đứng cho ngót mấy chục triệu dân miền Nam và khiến cho bà ngày nay phải thân bại danh liệt.

Niềm khao khát của bà hiện nay phải chăng là chờ một dịp nào đó để thoát ra cái thiên đường CS mà bà đã từng ước mơ hơn 20 năm về trước ? Điều nầy chắc cũng còn xa vời lắm, vì hiện nay còn có một số người có “máu nóng” và mau chóng quên đi bài học cũ, đã và đang tiếp tục đi vào vết xe cũ mà bà đã trải qua. Họ hà hơi tiếp sức cho CS để CS còn tiếp tục đè lên đầu lên cổ dân Việt. Những người nầy không bao giờ biết một mảy may gì về cuộc đời bi đát của bà; chuyện kết cuộc của họ rồi một ngày nào đó cũng sẽ có người hay biết và kể lại cho chúng ta nghe. Rồi cứ thế mà lịch sử sẽ tái diễn cho tới khi không còn người Việt nào tin vào người CS nữa : mất lòng tin của mọi người, CS phải chịu cáo chung m! à thôị Ngay bây giờ, sở dĩ CS vẫn còn đó vì còn có người còn tin CS, kể cả những người đã chạy trốn CS trước kia, đã trở lại bắt tay với CS. Ai cũng biết, CS nhờ có tài tuyên truyền láo khoét, vừa dụ dỗ vừa bóp chẹt, nhờ vậy dân ta không thể chống lại họ thẳng tay. Lề lối cai trị như vậy không bao giờ tồn tại mãi mãi vì vừa “sợ dân”, vừa tàn bạo với họ. Đó là thế đối đầu chớ không phải thương mến dân.

Biết rồi thì đã muộn. Dương Quỳnh Hoa quả là một giai nhân đặc biệt, có lý tưởng và tài ba của miền Nam nước Việt, nhưng lỡ sinh trong một thời thế đầy lừa đảo của Cộng sản; nói một đàng làm một nẽo. Không chỉ có một mình bà mà thôi, biết bao người đã vì nó mà tan tác cả tuổi xanh.

Tài liệu tham khảo :

1. “How’s Vietnam Doing ? Doctor Expresses Disgust”. (“Mike T. Do”).

2. F.E.E.R.(Dec-02) Ex-Communist Official Turns Into Vocal Critic.

Bài viết khác

Thật Sai Lầm Khi Giải Phóng Miền Nam !

Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc. Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ.

Những chiếc đồng hồ seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga . Những chiếc quạt Nhật , Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú .

Quạt tai voi của Liên Xô Những cái đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.

Đài VEC206 củ chuối của Liên Xô Ôi

Chúng tôi khi đó tự hỏi . Ơ hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à ? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt.

Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam . Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá . Rất nhân văn và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật .

Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con người . Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi . Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân chí.

Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồ trụy , Vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ Trước 30/4 ngày Bác Hồ mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết .

Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm súc trào dâng hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ những năm 1960 , Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi . Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ cải cách ruộng đất. Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó. Ôi !!!!! vô cùng tồi tệ .

Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản. Nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù . Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ quả thật không thể tồi tệ hơn. Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo.

Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !

Nam Ròm

*****

Thời gian sau thì lính “giải phóng ” miền nam vô, xưng là lính cụ Hồ vô giải phóng miền nam, mang toàn nồi đất với mấy thứ đồ nguyên thủy vào để tặng nhân dân vì nghe nói miền nam khổ cực lắm.

Rồi các chú xin một bữa cơm. Thú thật là lúc đó ông bà nội sợ vãi cả cứt ra nên vội nấu cơm cho các anh ấy, lúc mang nồi gang với nồi nhôm ra nấu thì các chú ấy tròn mắt hỏi có phải bác là quan chức gì không mà nhà nấu cơm bằng nồi ấy, ông nội bảo ở đây ai cũng thế cả, các chú tẽn tò ra. Có chú kia hỏi bố thường ngày ăn cơm với gì? bố mình ngây thơ bảo thường là thịt heo, chú bên cạnh nhổ nước bọt đánh toẹt bảo ” nói phét ,ăn thế có mà đào đất lên ăn à” . ông nội bảo ở đây ai cũng thế cả. Rồi sau “giải phóng” có bà cụ kia vô nam thăm bà con, ghé nhà mình hỏi thăm, vừa mệt vừa đói nên hỏi xin bát chè tươi, ông nội đưa cho ly sữa nóng bà ấy uống một ngụm rồi nhổ toẹt ra đất bảo” xứ khổ, bát chè không có mà uống”

Thêm một số hình ảnh vào thời điểm 1975 sau khi bắc cộng tràn vô miền Nam và thấy được cuộc sống của dân miền Nam VNCH tại Sài Gòn Xưa như thế nào.

Về thăm quê miền Bắc chúng tôi hành trang và quà cầm tay nè

Sự Thật Về Cuộc Di Tản Trước Giải Phóng Miền Nam Năm 1975 – Viện Nghiên Cứu Phát Triển Phương Đông

Gần nửa thập kỷ đã trôi qua sau khi Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng, vẫn tồn tại những dư luận tố cáo nhà nước Việt Nam đã gây ra cuộc di tản lịch sử của người dân trước thời điểm 30 tháng 4 năm 1975. Sự thực về cuộc di tản này như thế nào? Với những thông tin từ các cơ quan chức năng, các nhân chứng, cùng những tài liệu được các nhà báo, học giả nước ngoài có mặt ở Sài Gòn tại thời điểm lịch sử đó ghi chép lại và đã được công bố, giờ đây, chúng ta có thể khẳng định, cuộc di tản là do chính phủ Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn kích động, tạo dựng và tổ chức thực hiện theo một kịch bản đã được vạch sẵn.

Mỹ Thiệu tuyên truyền kích động di tản

Trước thời điểm giải phóng một vài tháng, người Mỹ đã phao tin về một “cuộc thảm sát đẫm máu” khủng khiếp có thể sẽ xảy ra ở Sài Gòn nếu Việt Cộng chiếm được thành phố. Mỹ khẳng định sẽ có khoảng từ 150.000 – 200.000 người sẽ trở thành nạn nhân của những cuộc trả thù. Những tưởng tượng về một cuộc thảm sát đẫm máu đó đã lan truyền rộng, không chỉ trong giới sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, nhân viên làm việc cho Mỹ, mà còn lan tới những người phục vụ cấp thấp sống dựa vào đồng đô la Mỹ. Từ gái bar phục vụ lính Mỹ tới đầu bếp, lái xe làm việc cho các gia đình người Mỹ, các bác sĩ, kỹ sư và những thanh niên chỉ đơn thuần là học tại Mỹ cũng đều sợ mình sẽ là mục tiêu tấn công.

Cụ thể, chính quyền Thiệu phối hợp với Washington gieo rắc những thông tin như: 12 cảnh sát Việt Nam Cộng hoà bị diễu trần truồng qua các đường phố khi quân giải phóng chiếm Đà Nẵng, rồi sau đó bị chém đầu từng người một; Giám mục Nhà thờ Ban Mê Thuột bị Việt Cộng bắt và bị chặt thành 3 mảnh; 300 người bị đánh bằng gậy cho tới chết ở chợ Ban Mê Thuột. Trước Giải phóng, tất cả người dân Sài Gòn đều bị tuyên truyền và truyền miệng  những câu chuyện kiểu như vậy do Mỹ Thiệu dựng lên.

Tất cả chỉ là dựng chuyện. 300 người chết ở Ban Mê Thuột thật nhưng họ là nạn nhân của một trận ném bom do chính Thiệu ra lệnh sau khi thành phố này được giải phóng.

Càng gần tới ngày Giải phóng, Mỹ càng phóng đại nguy cơ thảm sát đối với người dân miền Nam. Ngày 16 tháng 4, James Schlesinger, Bộ trưởng Quốc phòng, đã báo cáo Quốc hội Mỹ rằng ít nhất 200.000 người dân của Việt Nam Cộng hoà có thể sẽ bị giết trong sự kiện Cộng sản chiến thắng. Ngoại trưởng Mỹ Kissinger phát biểu trước Uỷ ban cứu trợ khẩn cấp của Hạ viện rằng, “chúng tôi cho rằng, Cộng sản đang cố thanh toán tất cả các thành phần có thể. Sẽ có nhiều hơn các án tử hình nữa”. Tờ Stars and Stripes, tờ báo của Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đưa một dòng tít gây sự chú ý trong một trong những số báo: “Sẽ có ít nhất một triệu người Việt Nam Cộng hoà bị tàn sát”.

Theo cuốn sách “Giải phóng” của nhà báo Ý Tizano Terzani, Mỹ cố tình tạo nỗi kinh hoàng trong lòng dân miền Nam tới mức độ các cô gái thậm chí tin rằng quân giải phóng “sẽ rút móng tay của từng cô gái một chỉ đơn giản bởi vì họ sơn móng tay” hoặc những người phụ nữ có con với người Mỹ tin rằng Cộng sản sẽ bắt và giết những đứa con của họ.

Ngày 17 tháng 4, Khmer Đỏ chiếm Phnôm Pênh. Chính quyền Sài Gòn tận dụng việc này và cho đăng tải trên trang nhất các tờ báo ở Sài Gòn về những câu chuyện không rõ ràng về các cuộc thảm sát và bạo lực ở Campuchia. Việc này một lần nữa làm người dân căng thẳng, lo sợ điều tương tự sẽ diễn ra ở Việt Nam với quy mô lớn hơn. Nhiều người Sài Gòn thân Mỹ tự tưởng tượng ra rằng sẽ có các nhóm ám sát đi từ nhà này tới nhà khác với những danh sách sẵn có từ lâu (như họ vẫn nghe thấy) để tìm người để bắn.

Chính nhà báo phương Tây Tizano Terzani đã khẳng định: “Những câu chuyện và những đồn đại về các cuộc tàn sát, “thảm sát đẫm máu” là do cơ quan tuyên truyền của Mỹ và của Thiệu nghĩ ra và tuyên truyền để làm mất uy tín của đối phương, để củng cố tinh thần kháng cự trong người dân và trong Quân đội Việt Nam cộng hoà, cũng là để thuyết phục Quốc hội Mỹ dành thêm hàng tỉ đô-la để cứu Việt Nam, hoặc ít nhất là cứu một số lượng lớn những người miền Nam Việt Nam”. Nhưng sự tuyên truyền này lại gây tác dụng ngược, trở thành một trong những yếu tố khiến miền Nam trở lên hỗn độn, bạo lực và dễ dàng sụp đổ hơn.

Mỹ lên kế hoạch tổ chức di tản

Mỹ không chỉ tuyên truyền mà còn trực tiếp lên kế hoạch thực hiện việc di tản. Người Mỹ đã lên các kế hoạch sẽ di tản không chỉ toàn bộ kiều bào Mỹ và người thân của họ, mà còn tất cả những người Việt Nam đã hợp tác với Mỹ.

Bộ phận CIA của Đại sứ quán đã chuẩn bị một danh sách dài những người cần di tản, có phân chia thứ tự ưu tiên di tản khác nhau phụ thuộc vào mức độ bị đe doạ của mỗi người. Đầu tiên là các quan chức cấp cao, các bộ trưởng đương chức hoặc đã nghỉ hưu; các đặc vụ, những cảnh sát mật. Sau đó là di tản các lãnh đạo tỉnh, huyện, các nghị sĩ, các quan chức cao cấp của một số bộ nhất định, các tướng và nhân viên ngoại giao đã nghỉ hưu. Tiếp đến là những người có mối liên hệ với chính sách của Mỹ ở Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã tính toán, tối thiểu là khoảng 130.000 người cần được di tản. Danh sách di tản đã sẵn sàng. Một phi đội máy bay đã được Lầu Năm Góc chỉ định cho việc di tản. Các tàu Mỹ cũng sẵn sàng ngoài phao số 0 để vận chuyển người di tản. Việc di tản diễn ra chậm hơn dự kiến chỉ vì Đại sứ Martin ở Sài Gòn và Ngoại trưởng Mỹ Kissinger ở Washington lo sợ di tản quá sớm sẽ đẩy nhanh hơn nữa sự sụp đổ của một chế độ vốn đã lung lay tận gốc.

Khi nhận thấy thế bại chắc chắn, Đại sứ quán Mỹ vẫn chưa tuyên bố di tản chính thức nhưng đã bí mật di tản những gia đình Mỹ đi trước để không gây sự chú ý quá mức. Mãi tới khi Tổng thống Thiệu từ chức, cuộc di tản mới được tuyên bố chính thức với con số mà Mỹ dự định mang đi lên tới 35 nghìn người. Các thẻ lên máy bay bắt đầu được phát để mọi người lên những chiếc “Freedom Birds – Những chú chim tự Do”, những chiếc máy bay rời đến Guam hoặc Phillippines, trước khi sang Mỹ tị nạn.

Kích động di tản để kiếm tiền

Di tản người Việt Nam biến thành cơ hội để kiếm tiền cho quan chức và binh lính Mỹ. Họ bảo lãnh và hứa cho nhiều người Việt di tản, khiến những người này đã bán tất cả mọi thứ tài sản, đổi những đồng tiền cuối cùng của mình sang đồng đô-la với giá chợ đen chỉ để được đi.

Ngày bại trận tới gần, những thẻ lên máy bay được đại sứ quán Mỹ cấp cho người Việt càng trở lên quý giá Ở chợ Sài Gòn, những tấm thẻ đó tăng từ 1 nghìn đến 2 nghìn, rồi 3 nghìn đô la một tấm. Nhân viên làm ở Cục thông tin Mỹ thay vì cấp những tấm thẻ đó cho mọi người ở cơ quan, đã bán chúng với giá 1.500 đô-la mỗi tấm.

Ở Sài Gòn, người ta đồn đại rằng, mỗi người Mỹ có thể đưa theo sang Mỹ tới 10 người Việt bằng cách như trên và một thị trường mới bắt đầu phát triển trong cơn tuyệt vọng và sợ hãi của nhiều người. Các gia đình giàu có cố gắng mua “những người Mỹ”, những người có thể đưa họ đi với giá từ 5 đến 10 nghìn đô-la mỗi suất. Nhiều người đưa tiền người Mỹ và sau đó không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào.

Những người Mỹ khởi hành rời Việt Nam thậm chí còn quên cả những người đồng hương và đồng minh của họ. Mỹ để lại Việt Nam 250 người Phillippines đã từng làm việc cho họ. Họ cũng bỏ rơi 12 nhà ngoại giao Hàn Quốc, một nhóm người Hoa đến từ Đại sứ quán Đài Loan và đã để lại toàn bộ cán bộ nhân viên Đại sứ quán Campuchia thời Lon Nol. Cuối cùng, chính quân giải phóng là những người đã bí mật đưa nhiều người trong số này lên những chiếc máy bay đầu tiên rời Việt Nam sang Lào để tránh sự lựa chọn khó xử.

Kết luận về cuộc di tản lịch sử

Như vậy, có thể kết luận cuộc di tản khổng lồ diễn ra trước khi Sài Gòn giải phóng là do chính Mỹ và chính quyền Thiệu tạo ra, đánh vào tâm lý sợ hãi của người dân, đẩy họ rời khỏi Việt Nam để gây mất ổn định cho chính quyền mới, khoét sâu hận thù dân tộc, đổ lỗi cho quân giải phóng. Cuộc di tản còn nhằm phá hoại nền kinh tế miền Nam bởi tầng lớp di tản cũng là những người nắm giữ huyết mạch kinh tế, đặc biệt là cộng đồng doanh nhân và cộng đồng người Hoa. Dư âm của cuộc di tản tới giờ vẫn chưa kết thúc, sự thù hận và tố cáo tới giờ vẫn tiếp diễn với luận điệu chủ yếu là lên án bạo lực của chính quyền Cách mạng đã đẩy người dân tới chỗ phải rời bỏ đất nước.

Sự thật sau gần nửa thế kỷ đã được làm rõ trong hầu hết các tài liệu từ phía bên kia. Tất cả đều khẳng định: sau ngày giải phóng và những năm sau đó, ở Sài Gòn không có sự thanh toán, trả thù lẫn nhau, không có việc sát hại những người theo Mỹ. Nhà báo người Ý viết trong cuốn Giải phóng: “Ngày 30 tháng 4 và những ngày sau đó, ở Sài Gòn không có chuyện bắn những kẻ cộng tác với địch, những cảnh sát hay những kẻ tra tấn người yêu nước trước đó. Thật kỳ lạ, đối với một thành phố luôn âm ỉ những lời đồn đại, những câu chuyện không có thật và khó tin nhất như Sài Gòn thì lại không có đến một lời đồn đại về một án tử hình ở đâu đó.”

Thực tế, đã có một số án tử hình trong 3 tháng ở Sài Gòn sau giải phóng nhưng đó hoàn toàn là việc xử lý những kẻ phạm tội giết người, cướp bóc, không có tội phạm chính trị. Thực tế, nhiều tàn binh của Thiệu đã thâm nhập và giả vờ làm bộ đội để khủng bố người dân ở các khu dân cư, vào các biệt thự bỏ hoang để ăn trộm của cải, ô tô xe máy. Nhiều bộ đội giải phóng đã bị những kẻ tội phạm giết hại trên phố vào ban đêm chỉ để chúng lấy những bộ quân phục của họ để thực hiện những việc phạm tội. Chính nhờ sự cứng rắn của chính quyền Cách mạng mà tội phạm trên đường phố Sài Gòn giảm hẳn so với trước Giải phóng. Bộ đội và quân giải phóng không hề “cướp bóc” như những kẻ chống đối dựng chuyện, mà ngược lại đã dẹp yên được nạn hôi của cướp phá trong nội đô Sài Gòn.

Trước và sau Giải phóng, chính quyền Cách mạng đều có chủ trương hết sức rõ ràng rằng phải để Mỹ rút lui trong danh dự để sớm ổn định đất nước. Đã không có cuộc tấn công nào vào lính Mỹ và các nhân viên của chính quyền Hoa Kỳ khi họ di tản. Đối với người Việt đã theo Mỹ, Đảng và nhà nước Việt Nam cũng xác định họ đã bị lợi dụng chứ không phải là đối tượng cần mạnh tay xử lý. Chính quyền luôn coi trọng việc bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn sự ổn định của miền Nam. Chính vì thế, đúng như các nhà báo nước ngoài đã tường thuật, các nhà chức trách quân sự thường xuyên phát đi những lời kêu gọi qua radio, hối thúc mọi người bảo vệ cả tài sản cá nhân và “tài sản của nhân dân”, các thông báo được gửi đi đều nhấn mạnh sẽ có “những hình phạt rất nặng” đối với những kẻ trộm, cướp. Tất cả người dân đều được giải thích rõ rằng chính sách của cách mạng là khoan hồng, rằng không ai bị phạt vì phạm tội trong quá khứ, không ai phải sợ sẽ bị trả thù.

Một thực tế khác không thể không nhắc tới là vào ngày giải phóng và sau đó, có hiện tượng như việc gia đình một số người yêu nước đã bắt hai sĩ quan cảnh sát chế độ cũ có tội ác và định hành hình họ. Bộ đội đã can thiệp và hai người này đã được cứu sống. Tài liệu nước ngoài ghi nhận: “những sự vụ tương tự đã xảy ra ở nhiều nơi khác, đặc biệt là ở các làng, nơi mối quan hệ giữa người dân và những kẻ đàn áp dân mang tính cá nhân hơn và mọi người biết nhau. Bộ đội thường phải nhốt cảnh sát nguỵ trong các nhà tù trước đây của chính họ và canh phòng cẩn mật để bảo vệ họ khỏi các nhóm người dân muốn xét xử họ.”

Thực tế này khiến chính quyền Cách mạng phải tiến hành việc đăng ký nhân thân, khai báo trình diện và cấp giấy cư trú. Tiếp nữa, chính quyền tổ chức các khoá học tập cải tạo tại chỗ hoặc tập trung. Đối với một số người, việc cải tạo có thể kéo dài vài ngày, với một số người khác có thể kéo dài vài tháng hoặc có lẽ vài năm. Chính sách này về sau bị không ít đối tượng ở phía bên kia phê phán là đàn áp nhưng không nhìn nhận thấy một thực tế rằng việc tạm cô lập một số nhóm người đặc biệt là quan quân chế độ cũ để tránh việc họ bị xử trái pháp luật, bị trả thù bởi chính người dân. Nếu không tách những người đã từng gây tội ác và có nợ máu với cộng đồng ra bằng cách tập trung cải tạo, có thể vô số những cuộc trả thù trên diện rộng đã diễn ra.

Sau này, nhà nước Việt Nam đã chủ động để nhiều người thực sự muốn ra đi được ra đi một cách tự do và trật tự. Chính phủ đã đàm phán với Hoa Kỳ cho phép người dân đi theo diện HO, theo diện đoàn tụ và có quan điểm cởi mở đối với những người muốn tìm cơ hội ở quốc gia khác. Đối với những người trốn đi và bị kẹt ở các trại tị nạn không nước nào chấp nhận cho định cư, đời sống vô cùng khó khăn, nhà nước Việt Nam đã chủ động đàm phán với Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) và các quốc gia có người tị nạn để đưa họ trở lại Việt Nam, bố trí công ăn việc làm và nơi ăn chốn ở. Những người thù địch nhất kể cả những lãnh đạo cao nhất của chính quyền Sài Gòn cũ về sau cũng đều được tự do trở về nước sinh sống và làm việc dài hạn. Chính họ đều đã nhìn thấy và chứng kiến sự thay đổi không thể tưởng tượng được của đất nước cũng như thái độ rộng mở của chính quyền Việt Nam.

Có thể nói, quá trình di tản đã để lại không ít những mất mát cho người Việt, đặc biệt là những mất mát về sinh mạng con người. Nhà nước Việt Nam và mỗi người Việt Nam có lương tri đều thấy đau xót trước những mất mát này. Đó là những hệ quả đáng tiếc và dường như khó tránh khỏi trong bối cảnh chiến tranh và ly loạn.

Cho dù vậy, thời gian đã đi qua đủ dài để giờ đây chúng ta nhận rõ đâu là sự thật và đâu là những lời nói dối. Từ nhận thức này, những người chưa nhận thức đúng cần nhận thức lại. Mỗi người đều có thể mắc sai lầm  nhưng nhận thức lại mới giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn. Những ai còn suy nghĩ lệch lạc về cuộc di tản của người Việt trước và sau Giải phóng cần xem xét lại, bởi không có cuộc trả thù nào hết giữa người Việt với nhau mà chỉ có chính sách đại đoàn kết dân tộc, như chính một Chính uỷ Trung tâm Biên Hoà đã nói với nhà báo Ý vào những ngày ngay sau Giải phóng: “Chúng tôi đã tha thứ cho các phi công Mỹ đã ném bom xuống nhà cửa của chúng tôi, đốt cháy con chúng tôi. Tại sao chúng tôi không thể tha thứ cho những người Việt, những người đã làm theo lệnh của người Mỹ?”. Đó chính là tinh thần hòa giải của người Việt trong ngày vui lịch sử của dân tộc, ngày thống nhất 30 tháng 4 năm 1975./.

N.V.H

Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm Quân Giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam Bộ. (Ảnh tư liệu – theo Báo QĐND)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá; trong đó có bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mà việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách đây 50 năm là một sáng tạo điển hình của nghệ thuật tổ chức chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng ta.

Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) là đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở hai miền Nam – Bắc; trong đó, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam đủ mạnh, để từng bước đánh bại từng chiến lược, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền Nam (QGPMN) Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân. QGPMN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục. QGPMN có nhiệm vụ chủ yếu là làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngay sau khi ra đời, QGPMN bám sát phương châm phát triển lực lượng, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, QGPMN tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị. Chỉ sau một năm thành lập (1962), QGPMN đã xây dựng được 2 trung đoàn bộ binh ở miền Đông Nam Bộ và 3 trung đoàn bộ binh ở Quân khu 5. Đó là những đơn vị bộ đội chủ lực đầu tiên đặt nền móng cho QGPMN không ngừng phát triển lớn mạnh. Các đơn vị đã thực hiện tốt việc kết hợp vừa xây dựng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến với nhiều trận đánh quy mô vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh Ấp Bắc (Mỹ Tho) tháng 1-1963, giành thắng lợi, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn chiến trường miền Nam. Từ đánh tập trung quy mô đại đội, tiểu đoàn, phát triển lên quy mô trung đoàn; trong chiến dịch Bình Giã (từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965), lần đầu tiên ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh tiến công, đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch. Tiếp đó, QGPMN mở chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965) và chiến dịch Ba Gia (từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965) giành thắng lợi, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến tập trung, làm thất bại các biện pháp chiến lược của địch, góp phần cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

QGPMN tiếp tục phát triển lực lượng, đẩy mạnh hoạt động tác chiến, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968). Để cứu vãn tình thế thất bại trên chiến trường, đế quốc Mỹ vội vàng đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Lực lượng này được trang bị hiện đại, có hoả lực mạnh, sức cơ động cao và là đối tượng tác chiến của QGPMN. Để giành thắng lợi trước đối tượng mới, QGPMN đã tích cực nghiên cứu nắm địch, đồng thời chủ động phát triển nhanh lực lượng từ quy mô 5 trung đoàn lên 6 sư đoàn, bố trí thành ba khối chủ lực cơ động, triển khai hợp lý trên các chiến trường. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, QGPMN đã đẩy mạnh tác chiến tập trung của các đơn vị bộ đội chủ lực, kết hợp với tác chiến rộng khắp quy mô vừa và nhỏ của lực lượng dân quân du kích, để thắng ngay trận đầu, giành thắng lợi từng bước tiến tới làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng liên tiếp: Vạn Tường (ngày 18-8-1965), đánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” quy mô lớn của đế quốc Mỹ, Chiến dịch Plây Me (từ ngày 19-10 đến ngày 26-11-1965) tiêu diệt gần hết và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn kỵ binh và diệt 1 chiến đoàn cơ giới của Mỹ, 1 tiểu đoàn bộ binh nguỵ, phá 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Điều đó chứng minh rằng, QGPMN đủ sức đánh thắng quân đội viễn chinh Mỹ và đồng minh, dù chúng được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Thắng lợi kế tiếp của Chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Phát triển thế tiến công, QGPMN đánh bại liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược (mùa khô 1965-1966, 1966-1967) và đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty (từ ngày 22-2 đến ngày 15-4-1967), bẻ gẫy hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của 45.000 quân Mỹ… Trước tình thế có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết tâm đẩy mạnh tiến công giành thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Theo đó, QGPMN thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam, trọng tâm là Huế, Sài Gòn-Gia Định, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng 1,4 triệu dân; giáng một đòn quyết định làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển cách đánh phong phú, đa dạng và sáng tạo của QGPMN.

QGPMN thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1975). Các chiến lược, chiến thuật của Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng, buộc chúng phải thay đổi phương thức tác chiến “tìm diệt” sang “quét và giữ”, tạo ra những vùng trắng ở ven đô thị, nhất là Sài Gòn, nhằm bảo vệ an toàn trung tâm đầu não; đồng thời, thực hiện Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đánh phá miền Bắc, xâm lược Lào, Cam-pu-chia, với ý đồ kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, QGPMN gặp nhiều khó khăn: lực lượng bị tổn thất chưa kịp khôi phục, không tiếp tế được vật chất hậu cần do bị đánh phá liên tục… Để duy trì lực lượng tiếp tục chiến đấu, QGPMN tổ chức thành nhiều bộ phận đứng chân ở các vùng, miền khác nhau (vùng lõm căn cứ đồng bằng, vùng giáp ranh hoặc căn cứ miền núi).

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Tiếp đó, tháng 4-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, nhằm động viên quân và dân hai miền Nam – Bắc, phát triển thế tiến công, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang lên một bước mới; trong đó, tập trung xây dựng các đơn vị chủ lực QGPMN. Bộ Tổng tư lệnh điều động nhiều đơn vị với đủ quân số và vũ khí, trang bị từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam và điều chỉnh các đơn vị chủ lực đứng chân ở từng địa bàn chiến lược, nhất là trên hướng trọng điểm. QGPMN được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục phát triển, nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ vững thế có lợi trên các chiến trường; đồng thời, tích cực phối hợp tác chiến với quân và dân hai nước Lào, Cam-pu-chia, liên tiếp giành thắng lợi, làm thay đổi cục diện chiến tranh ở ba nước Đông Dương. Đối với chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương phát triển thế tiến công chiến lược, nhằm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Thực hiện kế hoạch tác chiến năm 1972 của Quân uỷ Trung ương, QGPMN mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, điển hình là các chiến dịch: Trị – Thiên (từ ngày 30-3 đến ngày 27-6), Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30-3 đến ngày 5-6), Nguyễn Huệ (từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973)… Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tranh thủ thời cơ, tháng 10-1973, Bộ Chính trị quyết định phát triển lực lượng chủ lực từ quy mô sư đoàn lên quy mô quân đoàn 1, có nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày. Đây là sự phát triển vượt bậc về quy mô tổ chức, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến, chuẩn bị cho QGPMN mở các chiến dịch tiến công, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt lớn quân địch trên toàn chiến trường miền Nam, nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, trong nước, thế giới, nhất là khả năng quay trở lại của quân Mỹ, Bộ Chính trị đã hạ Quyết tâm chiến lược: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy quy mô lớn vào mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện quyết tâm đó, QGPMN cùng với quân và dân cả nước tích cực tạo lực, tạo thế, chủ động mở Chiến dịch Tây Nguyên, chọc thủng tuyến phòng thủ chiến lược của địch, tạo đà cho QGPMN liên tiếp mở các chiến dịch: Trị – Thiên, Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30-4-1975) giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của QGPMN về trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Trải qua 14 năm (1961-1975) xây dựng và chiến đấu, QGPMN – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam – đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền, QGPMN đã phát huy truyền thống, bản chất cách mạng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa xây dựng, vừa chiến đấu, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới rất nặng nề, đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trước tiên, xây dựng lực lượng Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, xây dựng Quân đội nhân dân có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển ở trình độ cao khi đất nước có chiến tranh. Cùng với đó, phải tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học quân sự, lý luận nghệ thuật tác chiến của các quân chủng, binh chủng và các lực lượng, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng của quân đội từng bước hiện đại. Trước mắt, tập trung đổi mới công tác huấn luyện-đào tạo, nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định.

và Thượng tá, ThS. ĐỖ HẢI ÂU

1- Quân đoàn 1 ở hậu phương miền Bắc, thành lập 10-1973; Quân đoàn 2 ở Trị-Thiên, thành lập tháng 5-1974; Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thành lập tháng 3-1975; Quân đoàn 4 ở Đông Nam Bộ, thành lập tháng 7-1974.