Top 5 # Thơ Về Giải Phóng Miền Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Bài Thơ Top 14 Bài Thơ Hay Viết Về Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước 30

Bài thơ: NGÀY HỘI NON SÔNG – Nguyễn Quang Toản

NGÀY HỘI NON SÔNG Thơ: Nguyễn Quang Toản

.

LIỀN sông núi, an yên bờ cõi MỘT Việt Nam dòng dõi Lạc Hồng. DẢI đất chữ S cong cong MỪNG vui thêm một chiến công rạng ngời.

CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.

Bài thơ: VUI NGÀY THỐNG NHẤT – Hoàng Minh Tuấn

VUI NGÀY THỐNG NHẤT Thơ: Hoàng Minh Tuấn

CHÚC cả nước vui trong ngày hội

NAM Bắc về hợp lại một nhà BẮC cùng Nam hát khúc ca NỐI liền Bến Hải đôi bờ Hiền Lương

TRƯỜNG kỳ kháng chiến – sao phải ngại TỒN vong dân tộc – phải đấu tranh CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.

Hà nội, 28/4/2019

Bài thơ: XIN LỖI EM – Đào Mạnh Thạch

XIN LỖI EM

Đào Mạnh Thạch

Là người lính anh cầm súng trên tay Mặc bom nổ đạn bay trên chiến lũy Vì tổ quốc anh một lòng quyết chí Giết giặc thù để giải phóng quê hương

Chốn xa trường vì tổ quốc thân thương Bao mất mát máu xương đâu nản chí Để ngày mai quê hương mình hoan hỉ Thống nhất hai miền chân lý thành công

Đất nước mình đẹp quá phải không em Rực rỡ cờ hoa Bắc Nam liền một giải Toàn dân tộc đang tưng bừng phấn khởiHạnh phúc mong chờ……… chúng tôi vững bước nghe em…

HP 24-4-2019 TG Đào mạnh Thạnh

Bài thơ: CÂC ANH CHỊ ƠI HÃY VỀ! – Nguyễn Hường

CÂC ANH CHỊ ƠI HÃY VỀ!

Nguyễn Hường

( Kỉ niệm ngày 30/4)

Giải phóng đất nước thật rồi Các anh cùng chị đứng ngồi nơi đâu?

Núi non hay chiến hào sâu Theo con sóng biển đục ngầu dòng sông

Vũ trụ rộng lớn mênh mông Trong từng hạt cát đất nồng hơi sương

Bay tung gió thoảng mùi hương Tâm nhang em thắp vấn vương gọi mời

Ngửa cổ tay chắp khấn trời Bình yên êm ấm sáng ngời cháu con

Đẹp tươi mãi nụ cười son Giữ nguyên bờ cõi vẹn tròn ước mơ

Anh chị đừng nghĩ thẩn thơ Về nhanh sông núi đón chờ hồn thiêng

Phù hộ giặc dã ngả nghiêng Tâm đồng xây đắp chăm siêng cơ đồ

Thỏa lòng mong nguyện Bác Hồ Mạnh giàu thịnh vượng trầm trồ năm châu

Thơ Nguyễn Hường 24/4/2019

Bài thơ: TOÀN DÂN PHẤN KHỞI VUI MỪNG HAI MIỀN NAM BẮC VỀ CHUNG MỘT NHÀ – HồngNgoãn

TOÀN DÂN PHẤN KHỞI VUI MỪNG HAI MIỀN NAM BẮC VỀ CHUNG MỘT NHÀ

Thơ: HồngNgoãn

VUI…biết mấy phút giây lịch sử MỪNG…mà sao lệ cứ tuôn rơi HAI…nửa tim., một con người MIỀN…vui thống nhất rợp trời cờ hoa

Bài thơ: NHỮNG MÙA XUÂN THẦN TỐC – Nguyễn Ruyến

NHỮNG MÙA XUÂN THẦN TỐC

Nguyễn Ruyến

Mừng Xuân sang hoa đua nở ngút ngàn Dường gợi nhớ những mùa Xuân thần tốc Thần tốc ra giặc Tầu Thanh phách lạc Thần tốc vào bầy Mỹ Ngụy hồn bay

Quân Tây Sơn với nước cờ Tam Điệp Kỷ Dậu* xuân vui chiến thắng tràn đầy Quân Giải phóng – Hồ Chí Minh chiến dịch Ất Mão** về xuân Đại thắng cờ bay

Tp Ninh Bình, 28 04 19 Nguyễn Ruyến.

Bài thơ: NHỚ MIỀN NAM.- Hà Nguyen

NHỚ MIỀN NAM.

Hà Nguyen

Vào hạ rồi Sài Gòn nóng không anh Anh vẫn kể ngày chợt mưa chợt nắng Gió bờ sông thổi vào miền hoang vắng Gói cả nồng nàn trĩu nặng nỗi nhớ thương.

Có những chiều miền Bắc chợt đổ mưa Nhớ Sài Gòn những buổi trưa nắng gắt Dòng tin nhắn gửi cho nhau dè dặt ” Đừng bao giờ đánh mất một niềm tin”! Ha Nguyen 28/4/2019

Bài thơ: CẢM ƠN MẸ – Hồ Viết Bình

Cảm ơn mẹ đã sinh thành Các anh chiến đấu để giành quê hương Bây giờ mắt mẹ mờ sương Vẫn trông, vẫn ngóng con thương từng ngày Chao ôi lòng mẹ rộng thay Biển nào sánh với công này mẹ ơi! Nhìn mẹ con cũng bùi ngùi Biết bao giọt lệ ngắn dài rơi rơi Để cho đất nước đẹp tươi Mẹ dâng Tổ quốc cuộc đời con yêu. 28/4/2018.

Bài thơ: GỬI TÌNH NAM BẮC – Hoa Nắng

GỬI TÌNH NAM BẮC

Hoa Nắng

Miền Nam Bắc càng thêm xích lại Dệt chung hòa bỏ trái ngang qua Trao nhau những phút mặn mà Cuối tuần gửi khúc hoan ca tỏ lòng

Hoa Nắng

Bài thơ: NGHE THEO LỜI BÁC DẠY – Nghĩa Trần

NGHE THEO LỜI BÁC DẠY Thơ: Nghĩa Trần

Nòi Giống Việt bốn nghìn năm giữ Nước

Từ xa xưa đã đánh được trăm thù Giặc hung tàn muốn thống trị thiên thu Đâu có dễ “Người Việt hù “mất vía

Ôi! Tổ Quốc Anh Hùng uy nghi thế Thật Tự Hào bao thế hệ Cha ông Vì chúng ta là con cháu Tiên Rồng Hãy cố gắng giữ non sông hùng mạnh

Nay tuổi trẻ học lời khuyên của Bác Tự răn mình đừng lạc hướng Cha Ông Vẻ vang thêm trang sử sách Tiên Rồng Đưa đất Nước Non Sông lên hùng mạnh.

. Tuy Phong 25/4/2019

Bài thơ: BỘ ĐỘI CỤ HỒ – Trần Duy Hạnh

BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Thơ Trần Duy Hạnh

( Nhớ về Đại thắng mùa Xuân – 30/4/1975 )

Ngẩng cao đầu người lính tự hào

Cùng cả nước vui ngày chiến thắng

Nhưng ẩn chứa trong lòng khoảng lặng

Còn đồng đội đi mãi … chưa về.

Sau chiến tranh trên mỗi miền quê

Qua thời gian … biết bao thay đổi

Những dự tính đời thường mong đợi

Cuộc sống mới – Một chặng đường dài

Về đời thường hướng tới tương lai

Tuy khó khăn nhọc nhằn vất vả

Nhưng truyền thống tinh thần cao cả

” Quyết chiến – Quyết thắng ” đậm trong lòng

Đến hôm nay những điều ước mong

Đã làm được dù chưa thoả mãn

Lòng tin người lính không tản mạn

Vẫn sáng danh ” BỘ ĐỘI CỤ HỒ “.

( Chủ nhật 07/4/2019 )

Bài thơ: ĐÊM YÊN BÌNH THÀNH PHỐ THÁNG TƯ – Lâm Bình

ĐÊM YÊN BÌNH THÀNH PHỐ THÁNG TƯ

Lâm Bình

Xây dựng thành phố mình, đẹp tựa hơn những ngàn sao Những bước chân rầm rập năm nao Nay lặng ngắm đêm yên bình thành phố…

TPHCM 26/4/2019

Bài thơ: BA MUƠI THÁNG TƯ NGÀY ẤY – Đinh Thị Hiển

BA MUƠI THÁNG TƯ NGÀY ẤY

Đinh Thị Hiển

Càng không thể để mất những gì đã có Yêu quê hương… càng ra sức bảo vệ quê hương

Ngày 27 tháng 04 năm 2019 Thơ Đinh Thi Hiển

Bài thơ: NGÀY VUI THỐNG NHẤT – Trường Nguyễn

NGÀY VUI THỐNG NHẤT

Trường Nguyễn

Không có gì vui hơn Bằng ngày vui Toàn Thắng Biển sóng vui, gió lặng Bầu trời xanh bao la Nam Bắc VỀ MỘT NHÀ

Đất nước liền MỘT DẢI!

Bao nhiêu năm khổ ải Bao nhiêu năm đau thương Cả nước là chiến trường

Bầu trời liền một dải.

Chúng ta quyết SỐNG MÁI Giành Thắng lợi cuối cùng Toàn Nước tổng TIẾN CÔNG

Thời cơ liền XỐC TỚI!

Ngàn năm đang chờ đợi Ngày ba mươi tháng tư Năm một chín bảy lăm

Cắm lên Dinh Độc lập!

Loa Đài báo tới tấp Truyền Cảm Hứng cho nhau Người Tuyến trước, Tuyến sau

CƯỜI VUI, mừng GIẢI PHÓNG!

Cả nước vui, sóng động Cả nước phát LOA ĐÀI Thức trắng cả ĐÊM DÀI

NGƯỜI NGƯỜI vui THỐNG NHẤT!

20-4-2019

Hoà bình, độc lập và phát triển đất nước là nhiệm vụ then chốt. Và trong những ngày của tháng 4 hào hùng lịch sử này, chúng ta sẽ không khỏi xúc động và tự hào vì lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bên cạnh đó, những giá trị tình cảm sâu nặng với các mẹ Việt Nam anh hùng, với những liệt sĩ, với những người có công với đất nước sẽ càng ngày càng khắc sâu hơn trong mỗi người dân Việt Nam. Và đây chính là động lực để thúc đẩy quyết tâm xây dựng đất nước phát triển không phụ công ơn to lớn của những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Top 14 Bài Thơ Hay Viết Về Ngày Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước 30

Bài thơ: NGÀY HỘI NON SÔNG – Nguyễn Quang Toản

NGÀY HỘI NON SÔNG Thơ: Nguyễn Quang Toản

.

CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.

Bài thơ: VUI NGÀY THỐNG NHẤT – Hoàng Minh Tuấn

VUI NGÀY THỐNG NHẤT Thơ: Hoàng Minh Tuấn

CHÚC cả nước vui trong ngày hội

NAM Bắc về hợp lại một nhà BẮC cùng Nam hát khúc ca NỐI liền Bến Hải đôi bờ Hiền Lương

LIỀN một dải non sông thống nhất MỘT niềm tin khí phách Việt Nam DẢI đất chữ S nồng nàn MỪNG ngày giải phóng ngập tràn cờ hoa

TRƯỜNG kỳ kháng chiến – sao phải ngại TỒN vong dân tộc – phải đấu tranh CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.

Hà nội, 28/4/2019

Bài thơ: XIN LỖI EM – Đào Mạnh Thạch

XIN LỖI EM

Đào Mạnh Thạch

Là người lính anh cầm súng trên tay Mặc bom nổ đạn bay trên chiến lũy Vì tổ quốc anh một lòng quyết chí Giết giặc thù để giải phóng quê hương

Chốn xa trường vì tổ quốc thân thương Bao mất mát máu xương đâu nản chí Để ngày mai quê hương mình hoan hỉ Thống nhất hai miền chân lý thành công

Vì non sông anh dâng cả màu hồng Dẫu hy sinh vẫn mong em vững bước Xin lỗi em vì không tròn hẹn ước Hòa bình rồi cùng sánh bước bên em

Đất nước mình đẹp quá phải không em Rực rỡ cờ hoa Bắc Nam liền một giải Toàn dân tộc đang tưng bừng phấn khởiHạnh phúc mong chờ……… chúng tôi vững bước nghe em…

HP 24-4-2019 TG Đào mạnh Thạnh

Bài thơ: CÂC ANH CHỊ ƠI HÃY VỀ! – Nguyễn Hường

CÂC ANH CHỊ ƠI HÃY VỀ!

Nguyễn Hường

( Kỉ niệm ngày 30/4)

Giải phóng đất nước thật rồi Các anh cùng chị đứng ngồi nơi đâu?

Núi non hay chiến hào sâu Theo con sóng biển đục ngầu dòng sông

Vũ trụ rộng lớn mênh mông Trong từng hạt cát đất nồng hơi sương

Bay tung gió thoảng mùi hương Tâm nhang em thắp vấn vương gọi mời

Ngửa cổ tay chắp khấn trời Bình yên êm ấm sáng ngời cháu con

Đẹp tươi mãi nụ cười son Giữ nguyên bờ cõi vẹn tròn ước mơ

Anh chị đừng nghĩ thẩn thơ Về nhanh sông núi đón chờ hồn thiêng

Phù hộ giặc dã ngả nghiêng Tâm đồng xây đắp chăm siêng cơ đồ

Thỏa lòng mong nguyện Bác Hồ Mạnh giàu thịnh vượng trầm trồ năm châu

Thơ Nguyễn Hường 24/4/2019

Bài thơ: TOÀN DÂN PHẤN KHỞI VUI MỪNG HAI MIỀN NAM BẮC VỀ CHUNG MỘT NHÀ – HồngNgoãn

TOÀN DÂN PHẤN KHỞI VUI MỪNG HAI MIỀN NAM BẮC VỀ CHUNG MỘT NHÀ

Thơ: HồngNgoãn

VUI…biết mấy phút giây lịch sử MỪNG…mà sao lệ cứ tuôn rơi HAI…nửa tim., một con người MIỀN…vui thống nhất rợp trời cờ hoa

Bài thơ: NHỮNG MÙA XUÂN THẦN TỐC – Nguyễn Ruyến

NHỮNG MÙA XUÂN THẦN TỐC

Nguyễn Ruyến

Mừng Xuân sang hoa đua nở ngút ngàn Dường gợi nhớ những mùa Xuân thần tốc Thần tốc ra giặc Tầu Thanh phách lạc Thần tốc vào bầy Mỹ Ngụy hồn bay

Tp Ninh Bình, 28 04 19 Nguyễn Ruyến.

Bài thơ: NHỚ MIỀN NAM.- Hà Nguyen

NHỚ MIỀN NAM.

Hà Nguyen

Có những chiều miền Bắc chợt đổ mưa Nhớ Sài Gòn những buổi trưa nắng gắt Dòng tin nhắn gửi cho nhau dè dặt ” Đừng bao giờ đánh mất một niềm tin”! Ha Nguyen 28/4/2019

Bài thơ: CẢM ƠN MẸ – Hồ Viết Bình

Cảm ơn mẹ đã sinh thành Các anh chiến đấu để giành quê hương Bây giờ mắt mẹ mờ sương Vẫn trông, vẫn ngóng con thương từng ngày Chao ôi lòng mẹ rộng thay Biển nào sánh với công này mẹ ơi! Nhìn mẹ con cũng bùi ngùi Biết bao giọt lệ ngắn dài rơi rơi Để cho đất nước đẹp tươi Mẹ dâng Tổ quốc cuộc đời con yêu. 28/4/2018.

Bài thơ: GỬI TÌNH NAM BẮC – Hoa Nắng

GỬI TÌNH NAM BẮC

Hoa Nắng

Chú ong nhỏ mình vươn nhảy múa Tựa dáng hình công chúa đẹp xinh Dịu hương kheo sắc luyến tình Mang về hạnh phúc bình minh trước thềm

Miền Nam Bắc càng thêm xích lại Dệt chung hòa bỏ trái ngang qua Trao nhau những phút mặn mà Cuối tuần gửi khúc hoan ca tỏ lòng

Hoa Nắng

Bài thơ: NGHE THEO LỜI BÁC DẠY – Nghĩa Trần

NGHE THEO LỜI BÁC DẠY Thơ: Nghĩa Trần

Nòi Giống Việt bốn nghìn năm giữ Nước

Từ xa xưa đã đánh được trăm thù Giặc hung tàn muốn thống trị thiên thu Đâu có dễ “Người Việt hù “mất vía

Ôi! Tổ Quốc Anh Hùng uy nghi thế Thật Tự Hào bao thế hệ Cha ông Vì chúng ta là con cháu Tiên Rồng Hãy cố gắng giữ non sông hùng mạnh

Nay tuổi trẻ học lời khuyên của Bác Tự răn mình đừng lạc hướng Cha Ông Vẻ vang thêm trang sử sách Tiên Rồng Đưa đất Nước Non Sông lên hùng mạnh.

. Tuy Phong 25/4/2019

Bài thơ: BỘ ĐỘI CỤ HỒ – Trần Duy Hạnh

BỘ ĐỘI CỤ HỒ

Thơ Trần Duy Hạnh

( Nhớ về Đại thắng mùa Xuân – 30/4/1975 )

Ngẩng cao đầu người lính tự hào

Cùng cả nước vui ngày chiến thắng

Nhưng ẩn chứa trong lòng khoảng lặng

Còn đồng đội đi mãi … chưa về.

Sau chiến tranh trên mỗi miền quê

Qua thời gian … biết bao thay đổi

Những dự tính đời thường mong đợi

Cuộc sống mới – Một chặng đường dài

Về đời thường hướng tới tương lai

Tuy khó khăn nhọc nhằn vất vả

Nhưng truyền thống tinh thần cao cả

” Quyết chiến – Quyết thắng ” đậm trong lòng

Đến hôm nay những điều ước mong

Đã làm được dù chưa thoả mãn

Lòng tin người lính không tản mạn

Vẫn sáng danh ” BỘ ĐỘI CỤ HỒ “.

( Chủ nhật 07/4/2019 )

Bài thơ: ĐÊM YÊN BÌNH THÀNH PHỐ THÁNG TƯ – Lâm Bình

ĐÊM YÊN BÌNH THÀNH PHỐ THÁNG TƯ

Lâm Bình

Xây dựng thành phố mình, đẹp tựa hơn những ngàn sao Những bước chân rầm rập năm nao Nay lặng ngắm đêm yên bình thành phố…

TPHCM 26/4/2019

Bài thơ: BA MUƠI THÁNG TƯ NGÀY ẤY – Đinh Thị Hiển

BA MUƠI THÁNG TƯ NGÀY ẤY

Đinh Thị Hiển

Càng không thể để mất những gì đã có Yêu quê hương… càng ra sức bảo vệ quê hương

Ngày 27 tháng 04 năm 2019 Thơ Đinh Thi Hiển

Bài thơ: NGÀY VUI THỐNG NHẤT – Trường Nguyễn

NGÀY VUI THỐNG NHẤT

Trường Nguyễn

Không có gì vui hơn Bằng ngày vui Toàn Thắng Biển sóng vui, gió lặng Bầu trời xanh bao la Nam Bắc VỀ MỘT NHÀ

Đất nước liền MỘT DẢI!

Bao nhiêu năm khổ ải Bao nhiêu năm đau thương Cả nước là chiến trường

Bầu trời liền một dải.

Chúng ta quyết SỐNG MÁI Giành Thắng lợi cuối cùng Toàn Nước tổng TIẾN CÔNG

Thời cơ liền XỐC TỚI!

Ngàn năm đang chờ đợi Ngày ba mươi tháng tư Năm một chín bảy lăm

Cắm lên Dinh Độc lập!

Loa Đài báo tới tấp Truyền Cảm Hứng cho nhau Người Tuyến trước, Tuyến sau

CƯỜI VUI, mừng GIẢI PHÓNG!

Cả nước vui, sóng động Cả nước phát LOA ĐÀI Thức trắng cả ĐÊM DÀI

NGƯỜI NGƯỜI vui THỐNG NHẤT!

20-4-2019

Hoà bình, độc lập và phát triển đất nước là nhiệm vụ then chốt. Và trong những ngày của tháng 4 hào hùng lịch sử này, chúng ta sẽ không khỏi xúc động và tự hào vì lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bên cạnh đó, những giá trị tình cảm sâu nặng với các mẹ Việt Nam anh hùng, với những liệt sĩ, với những người có công với đất nước sẽ càng ngày càng khắc sâu hơn trong mỗi người dân Việt Nam. Và đây chính là động lực để thúc đẩy quyết tâm xây dựng đất nước phát triển không phụ công ơn to lớn của những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Theo chúng tôi

Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm Quân Giải phóng miền Nam tại miền Đông Nam Bộ. (Ảnh tư liệu – theo Báo QĐND)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá; trong đó có bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, mà việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cách đây 50 năm là một sáng tạo điển hình của nghệ thuật tổ chức chỉ đạo chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng ta.

Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961-1965) của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) là đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở hai miền Nam – Bắc; trong đó, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam đủ mạnh, để từng bước đánh bại từng chiến lược, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền Nam (QGPMN) Việt Nam được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân. QGPMN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục. QGPMN có nhiệm vụ chủ yếu là làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngay sau khi ra đời, QGPMN bám sát phương châm phát triển lực lượng, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, QGPMN tập trung xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; trong đó, chú trọng phát triển bộ đội chủ lực cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị. Chỉ sau một năm thành lập (1962), QGPMN đã xây dựng được 2 trung đoàn bộ binh ở miền Đông Nam Bộ và 3 trung đoàn bộ binh ở Quân khu 5. Đó là những đơn vị bộ đội chủ lực đầu tiên đặt nền móng cho QGPMN không ngừng phát triển lớn mạnh. Các đơn vị đã thực hiện tốt việc kết hợp vừa xây dựng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến với nhiều trận đánh quy mô vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh Ấp Bắc (Mỹ Tho) tháng 1-1963, giành thắng lợi, mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên toàn chiến trường miền Nam. Từ đánh tập trung quy mô đại đội, tiểu đoàn, phát triển lên quy mô trung đoàn; trong chiến dịch Bình Giã (từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965), lần đầu tiên ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh tiến công, đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch. Tiếp đó, QGPMN mở chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965) và chiến dịch Ba Gia (từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965) giành thắng lợi, đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến tập trung, làm thất bại các biện pháp chiến lược của địch, góp phần cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

QGPMN tiếp tục phát triển lực lượng, đẩy mạnh hoạt động tác chiến, đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968). Để cứu vãn tình thế thất bại trên chiến trường, đế quốc Mỹ vội vàng đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Lực lượng này được trang bị hiện đại, có hoả lực mạnh, sức cơ động cao và là đối tượng tác chiến của QGPMN. Để giành thắng lợi trước đối tượng mới, QGPMN đã tích cực nghiên cứu nắm địch, đồng thời chủ động phát triển nhanh lực lượng từ quy mô 5 trung đoàn lên 6 sư đoàn, bố trí thành ba khối chủ lực cơ động, triển khai hợp lý trên các chiến trường. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, QGPMN đã đẩy mạnh tác chiến tập trung của các đơn vị bộ đội chủ lực, kết hợp với tác chiến rộng khắp quy mô vừa và nhỏ của lực lượng dân quân du kích, để thắng ngay trận đầu, giành thắng lợi từng bước tiến tới làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Những chiến thắng liên tiếp: Vạn Tường (ngày 18-8-1965), đánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” quy mô lớn của đế quốc Mỹ, Chiến dịch Plây Me (từ ngày 19-10 đến ngày 26-11-1965) tiêu diệt gần hết và đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn kỵ binh và diệt 1 chiến đoàn cơ giới của Mỹ, 1 tiểu đoàn bộ binh nguỵ, phá 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay. Điều đó chứng minh rằng, QGPMN đủ sức đánh thắng quân đội viễn chinh Mỹ và đồng minh, dù chúng được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. Thắng lợi kế tiếp của Chiến dịch Bàu Bàng-Dầu Tiếng mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt”, “Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”. Phát triển thế tiến công, QGPMN đánh bại liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược (mùa khô 1965-1966, 1966-1967) và đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn-xi-ty (từ ngày 22-2 đến ngày 15-4-1967), bẻ gẫy hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” của 45.000 quân Mỹ… Trước tình thế có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết tâm đẩy mạnh tiến công giành thắng lợi quan trọng về mặt quân sự. Theo đó, QGPMN thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam, trọng tâm là Huế, Sài Gòn-Gia Định, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giải phóng 1,4 triệu dân; giáng một đòn quyết định làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Pa-ri. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển cách đánh phong phú, đa dạng và sáng tạo của QGPMN.

QGPMN thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cùng toàn dân đánh bại chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1975). Các chiến lược, chiến thuật của Mỹ bị khủng hoảng nghiêm trọng, buộc chúng phải thay đổi phương thức tác chiến “tìm diệt” sang “quét và giữ”, tạo ra những vùng trắng ở ven đô thị, nhất là Sài Gòn, nhằm bảo vệ an toàn trung tâm đầu não; đồng thời, thực hiện Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đánh phá miền Bắc, xâm lược Lào, Cam-pu-chia, với ý đồ kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ. Trong khi đó, QGPMN gặp nhiều khó khăn: lực lượng bị tổn thất chưa kịp khôi phục, không tiếp tế được vật chất hậu cần do bị đánh phá liên tục… Để duy trì lực lượng tiếp tục chiến đấu, QGPMN tổ chức thành nhiều bộ phận đứng chân ở các vùng, miền khác nhau (vùng lõm căn cứ đồng bằng, vùng giáp ranh hoặc căn cứ miền núi).

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm chiến đấu “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Tiếp đó, tháng 4-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, nhằm động viên quân và dân hai miền Nam – Bắc, phát triển thế tiến công, tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh quyết định gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang lên một bước mới; trong đó, tập trung xây dựng các đơn vị chủ lực QGPMN. Bộ Tổng tư lệnh điều động nhiều đơn vị với đủ quân số và vũ khí, trang bị từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam và điều chỉnh các đơn vị chủ lực đứng chân ở từng địa bàn chiến lược, nhất là trên hướng trọng điểm. QGPMN được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục phát triển, nâng cao sức mạnh chiến đấu, giữ vững thế có lợi trên các chiến trường; đồng thời, tích cực phối hợp tác chiến với quân và dân hai nước Lào, Cam-pu-chia, liên tiếp giành thắng lợi, làm thay đổi cục diện chiến tranh ở ba nước Đông Dương. Đối với chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương phát triển thế tiến công chiến lược, nhằm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Thực hiện kế hoạch tác chiến năm 1972 của Quân uỷ Trung ương, QGPMN mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, điển hình là các chiến dịch: Trị – Thiên (từ ngày 30-3 đến ngày 27-6), Bắc Tây Nguyên (từ ngày 30-3 đến ngày 5-6), Nguyễn Huệ (từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973)… Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc chính quyền Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973), cam kết tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tranh thủ thời cơ, tháng 10-1973, Bộ Chính trị quyết định phát triển lực lượng chủ lực từ quy mô sư đoàn lên quy mô quân đoàn 1, có nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, bảo đảm chiến đấu liên tục, dài ngày. Đây là sự phát triển vượt bậc về quy mô tổ chức, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến, chuẩn bị cho QGPMN mở các chiến dịch tiến công, hiệp đồng binh chủng tiêu diệt lớn quân địch trên toàn chiến trường miền Nam, nhằm sớm kết thúc chiến tranh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam, trong nước, thế giới, nhất là khả năng quay trở lại của quân Mỹ, Bộ Chính trị đã hạ Quyết tâm chiến lược: mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy quy mô lớn vào mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện quyết tâm đó, QGPMN cùng với quân và dân cả nước tích cực tạo lực, tạo thế, chủ động mở Chiến dịch Tây Nguyên, chọc thủng tuyến phòng thủ chiến lược của địch, tạo đà cho QGPMN liên tiếp mở các chiến dịch: Trị – Thiên, Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30-4-1975) giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự lớn mạnh của QGPMN về trình độ tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến với các quân chủng, binh chủng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, thực hiện trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.

Trải qua 14 năm (1961-1975) xây dựng và chiến đấu, QGPMN – bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam – đã làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền, QGPMN đã phát huy truyền thống, bản chất cách mạng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa xây dựng, vừa chiến đấu, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới rất nặng nề, đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”; trước tiên, xây dựng lực lượng Hải quân, Phòng không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và Trinh sát kỹ thuật hiện đại. Đồng thời, xây dựng Quân đội nhân dân có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, làm nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân; sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân phát triển ở trình độ cao khi đất nước có chiến tranh. Cùng với đó, phải tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học quân sự, lý luận nghệ thuật tác chiến của các quân chủng, binh chủng và các lực lượng, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng của quân đội từng bước hiện đại. Trước mắt, tập trung đổi mới công tác huấn luyện-đào tạo, nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định.

và Thượng tá, ThS. ĐỖ HẢI ÂU

1- Quân đoàn 1 ở hậu phương miền Bắc, thành lập 10-1973; Quân đoàn 2 ở Trị-Thiên, thành lập tháng 5-1974; Quân đoàn 3 ở Tây Nguyên, thành lập tháng 3-1975; Quân đoàn 4 ở Đông Nam Bộ, thành lập tháng 7-1974.

Giải Phóng Miền Nam (Bài Hát)

Giải phóng miền Nam được sáng tác vào năm 1961 bởi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (có bút hiệu khác là Huỳnh Minh Siêng), là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1961 – 1976), và đồng thời là quốc ca của nước Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969 – 1976).

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và theo trên thực tế – tổ chức cần phải có một bài ca chính thức. Đến ngày 20 tháng 7 năm 1961, Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do Trần Hữu Trang làm chủ tịch. Hội đã giao cho ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận. Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát trong vòng một tuần, còn Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Thế là giữa miền Nam bão lửa, được sự phân công của cách mạng, bộ ba Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ đã bắt tay xúm lại và chỉ một tuần sau, ca khúc Giải phóng miền Nam ra đời.

Khi nghe cả ba nhạc sĩ hát bài Giải phóng miền Nam lần đầu để duyệt, ông Phạm Hùng, khi đó là cán bộ cấp cao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đứng lên nói to: “Được rồi, hay lắm! Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng! Vận nước đã đến rồi… Hay hết sức! Hoan nghênh và cảm ơn các đồng chí”.

Sau đó bài Giải phóng miền Nam được mang tên chung của 3 người là Huỳnh Minh Siêng. Theo lời kể của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì ban đầu để tên ghép là Huỳnh Minh Liêng (từ chữ cái đầu trong họ của 3 ông). Chữ Liêng được cố tình viết sai chính tả là L-i-ê-n-g (các từ liền với nhau bằng gạch nối) để mang tính dân gian và tránh trùng tên của nhân sĩ Đặng Thúc Liêng. Nhưng khi đưa lên báo Nhân dân thì do tam sao thất bản (chữ L viết tay hoa bị nhầm thành S), nên đã in thành Siêng. Thực chất, để bí mật, nhóm bộ ba này đã đặt tên tác giả là: “Huỳnh Minh Liêng”; nhưng do sắp chữ khi in, người sắp chữ đã nhầm chữ L thành chữ S, và về sau thì nhóm bộ ba này, chủ yếu là Lưu Hữu Phước, cũng không muốn sửa nữa vì từ Siêng cũng có cái hay của nó là siêng năng. Huỳnh Minh Siêng – tác giả bài hát Giải phóng miền Nam được đặt tên tác giả là vậy.

Từ đây, bài hát nhanh chóng được phổ biến rộng rãi qua sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam và các đoàn văn công quân Giải phóng.

Nhận xét, phân tích

Tác phẩm thuộc thể loại chính ca có tầm tư tưởng lớn và giá trị nghệ thuật cao, lời ca và nhạc như tiếng gọi quyết liệt và như lời hiệu triệu.

Nhịp điệu 4/4; Cung Mi thứ sục sôi quyết liệt, nhịp đi – hùng tráng.

Nội dung: Tính thôi thúc, cổ vũ, hiệu triệu luôn nổi rõ trong tác phẩm. Bắt đầu bằng lời hiệu triệu “Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước”. Lưu Hữu Phước chỉ dùng một cách triển khai giai điệu, song mạnh mẽ, hiệu quả, với ca từ đầy hào phóng về truyền thống của Việt Nam – “Đây Cửu Long hùng tráng. Đây Trường Sơn vinh quang… vai sát vai chung một bóng cờ”. Với cao trào – “Vùng lên nhân dân Việt Nam anh hùng, vùng lên xông pha vượt qua bão bùng…”; Và kết thúc bằng lời huyết thệ “Vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi, dựng xây non nước sáng tươi muôn đời”.

Cách thể hiện:

Hát tập thể

Hát theo nhóm

Hát hợp xướng – đồng ca

Hát đồng ca

Hát đối đáp – đồng ca