Top 6 # Toán 1 Có Lời Giải Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Lý Thuyết Bài Toán Có Lời Văn. Giải Bài Toán Có Lời Văn Toán 1

– Nhận biết bài toán có lời văn gồm các số đã cho (điều đã biết) và số cần tìm (điều chưa biết); – Hiểu đề toán cho gì ? Hỏi gì ? – Biết giải bài toán gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số. Dạng 1: Hoàn thành đề toán dựa vào hình vẽ.

– Dựa vào hình ảnh đã cho, đếm số lượng và điền số vào chỗ chấm để hoàn thành đề toán.

Ví dụ:

Điền số thích hợp vào chỗ trống

Có …..học sinh đang đợi xe buýt, sau đó có ………bạn đến thêm. Hỏi lúc này, có tất cả mấy bạn học sinh đợi xe buýt ?

Giải:

Quan sát hình ảnh, nhóm bên phải có (6) học sinh, thêm (3) bạn học sinh khác đang đến.

Em điền được các số vào chỗ trống thành đề toán như sau:

Có (6) học sinh đang đợi xe buýt, sau đó có (3) bạn đến thêm. Hỏi lúc này, có tất cả mấy bạn học sinh đợi xe buýt ?

Dạng 2: Tóm tắt bài toán

– Từ đề toán, em xác định các số liệu đã biết và yêu cầu của bài toán.

– Viết tóm tắt đơn giản các dữ kiện vừa tìm được.

Ví dụ: Điền số thích hợp để hoàn thành tóm tắt của bài toán sau:

Hoa có (4) quả bóng bay. Nam có (3) quả bóng bay. Cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng ?

Bài làm

Dựa vào đề toán, em điền được các số đã cho vào tóm tắt như sau:

Hoa: (4) quả bóng

Nam: (3) quả bóng

Cả hai: ……quả bóng ?

Dạng 3: Giải bài toán có lời văn.

– Đọc và phân tích đề toán, xác định các giá trị đã biết, câu hỏi của bài toán rồi tóm tắt đề bài.

– Tìm cách giải cho bài toán: Dựa vào các từ khóa trong đề bài như “tăng thêm”, “bớt đi”, “nhiều hơn”, “ít hơn”, “tất cả”, “còn lại”….để xác định phép toán phù hợp.

– Trình bày lời giải của bài toán: lời giải, phép tính, đáp số.

– Kiểm tra lại lời giải, kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Hoa có (4) quả bóng bay. Nam có (3) quả bóng bay. Cả hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng ?

Muốn tìm số bóng của cả hai người thì cần lấy số bóng của Hoa cộng với số bóng của Nam.

Giải:

Cả hai bạn có số quả bóng là:

(4 + 3 = 7) (quả bóng)

Đáp số: (7) quả bóng.

Skkn Giải Toán Có Lời Văn Lớp 1

SÁNG KIẾN-KINH NGHIỆMHƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP MỘT GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂNA. ĐẶT VẤN ĐỀ.I. Lý do chọn đề tài.Môn Toán lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học, rồi mai đây các em lớn lên trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất, trên tay có máy tính xách tay, nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết 1,2,3 học các phép tính cộng,trừ các em không thể quên được vì đó là kỉ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời của các em.Đó cũng là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên nói chung và giáo viên lớp 1 nói riêng. Người thầy giáo từ khi chuẩn bị cho tiết dạy đầu tiên đến khi nghỉ hưu không lúc nào dứt nổi trăn trở về những điều mình dạy và nhất là môn Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở tiểu học. Chương trình nó kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy Toán lớp 1, nên nó có vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong mỗi cấp học.Dạy học môn Toán ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:a. Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn.b. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng( với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn thẳng).Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết biểu đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.c. Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học toán.Là một người giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 và đặc biệt là dạy môn toán, Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục toán học lớp 1 nói riêng ở tiểu học nói chung. Tôi rất trăn trở và suy nghĩ nhiều để học sinh làm sao làm được các phép tính cộng, trừ mà việc giải toán có lời văn thì càng khó hơn đối với học sinh lớp 1 nên tôi đi sâu về nghiên cứu dạy ” giải toán có lời văn” ở lớp 1.II. Mục đích nghiên cứu:Nghiên cứu dạy giải toán có lời văn

Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn.Đọc hiểu – phân tích – tóm tắt bài toán.Giải toán đơn về thêm (bớt ) bằng một phép tính cộng ( trừ).Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.

III.Đối tượng nghiên cứu, Là những bài tập thuộc mạch kiến thức “giải toán có lời văn” trong chương trình lớp 1 ở Tiểu học. IV. Phạm vi nghiên cứuTrong chương trình toán 1 Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 Từ tiết 84 cho đến tiết 112. V. Nhiệm vụ nghiên cứu. Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức trong chương trình môn toán lớp 1( số và phép tính, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn). Nghiên cứu dạy giải toán có lời văn nhằm giúp HS: – Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn. – Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ. – Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt đúng. VI . Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu chuẩn như: Chuẩn kiến thức kĩ năng toán 1Phương pháp dạy các môn học

Phương Pháp Giải Toán Có Lời Văn Lớp 1

Sinh năm 1964, làm nhà giáo được 25 năm cô Đỗ Thị Tuyết Mai đến từ thủ đô Hà Nội là giáo viên giỏi cấp thành phố. Với lòng đam mê nghề nghiệp, chuyên môn vững vàng cô xin chia sẻ đến các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm dạy toán, đặc biệt là phương pháp giải toán có lời văn ở lớp 1.

GV: Đỗ Thị Tuyết Mai – chia sẻ kinh nghiệm dạy Toán lớp 1

1. Đọc kỹ đề bài và tìm hiểu nội dung bài toán

Hướng dẫn học sinh lớp 1 hiểu rằng mỗi bài toán có lời văn luôn được cấu thành bởi hai phần:

-Phần đã cho (giả thiết của bài toán)

-Phần phải tìm (kết luận của bài toán)

Khi giải toán có lời văn lớp 1 tôi thường lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, những vấn đề phải tìm, biết chuyển đổi ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học. Từ đó tìm ra mối quan hệ giữa phần đã cho và phần tìm (hay còn gọi là mối tương quan giữa giả thiết và kết luận).

2. Quy trình thực hiện một bài toán hoàn chỉnh

Hướng dẫn học sinh đọc đúng, hiểu đúng ngôn ngữ trong đề bài, biết phân tích ý nghĩa thực tế trong bài toán, trình bày bài toán một cách cô đọng, đủ ý để làm nổi bật phần đã cho và phần phải tìm, các bước đó gọi là tóm tắt bài toán.

Cách 1: Tóm tắt dưới dạng sơ đồ, đoạn thẳng.

Cách 2: Tòm tắt dưới dạng hình vẽ minh hoạ.

Cách 3: Tóm tắt dưới dạng câu văn ngắn gọn.

b) Lựa chọn phép tính thích hợp để giải toán.

Hướng dẫn học sinh hiểu được bản chất của ngôn ngữ trong lời văn

Dựa vào các dạng toán đã được phân chia để biết học sinh đang gặp khó khăn trong dạng bài tập nào.

Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính cộng hoặc trừ để tìm kết quả

Trình bày lời giải, câu văn, ngôn từ phù hợp với học sinh lớp 1.

3. Một số ví dụ minh hoạ kèm lời giải chi tiết

Bài 1: Đàn gà có 3 con gà trống và 6 con gà mái. Hỏi đàn gà có tất cả bao nhiêu con gà?

Đàn gà có tất cả là:

Đáp số: 9 con gà

Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

Bình có 8 nhãn vở, cô Liên cho Bình 2 nhãn vỡ. Bình có tất cả … nhãn vở?

Thảo có tất cả số nhãn vở là:

8 + 2 = 10 (nhãn vở)

Đáp số: 10 nhãn vở

Bài 3: Có 4 con vịt đang bơi dưới ao. Có thêm 5 con ngỗng xuống ao. Hỏi có mấy con vịt và ngỗng ở dưới ao?

Số vị và ngỗng ở dưới ao là:

Bìa 4: Lớp 1A có 15 học sinh giỏi. Lớp 1B có ít hơn lớp 1A là 3 học sinh giỏi. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu học sinh giỏi?

Số học sinh giỏi lớp 1B là:

15 – 3 = 12 (học sinh giỏi)

Đáp số: 12 học sinh giỏi.

Bài 5: Có một thanh gỗ được cưa thành hai mảnh dài 34 cm và 50 cm. Hỏi thanh gỗ lúc đầu dài bao nhiêu cm?

Thanh gỗ lúc đầu có độ dài là:

– Học sinh cần nhớ một số từ ngữ quan trọng hay có trong bài toán để sử dụng phép công, trừ phù hợp: “cho đi”, “nhận thêm”, “ít hơn”, “nhiều hơn”…

– Các đơn vị thời gian, độ dài, cân nặng… trong bài toán cần thống nhất đơn vị.

– Sau lời văn phải có dấu hai chấm, đơn vị phải nằm trong dấu ngoạc đơn (…), cuối bài phải ghi đáp số.

18 Bài Toán Có Lời Văn Lớp 1

18 bài toán có lời văn lớp 1 là những bài Toán mà Trung tâm Gia sư Hà Nội sưu tầm dành cho các em học sinh khối lớp 1 làm bài tập Toán.

Bài 1: Lan hái được 14 bông hoa, Thanh hái được 5 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa?

Tóm tắt

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Bài 2: Dũng có 30 nhãn vở. Sau khi cho bạn thì Dũng còn lại 20 nhãn vở. Hỏi Dũng đã cho bạn bao nhiêu cái nhãn vở ?

Tóm tắt

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Bài 3: Lan cho Hồng 5 quyển sách , Lan còn lại 12 quyển sách. Hỏi Lan có bao nhiêu quyển sách

Tóm tắt

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Bài 4: Anh có 17 hòn bi. Anh cho em 5 hòn bi. Hỏi anh còn bao nhiêu hòn bi ?

Tóm tắt

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Bài 5: Lớp 2 A có 15 học sinh giỏi. Lớp 2 B có ít hơn lớp 2 A là 4 học sinh giỏi. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh giỏi ?

Tóm tắt

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Bài 6: Nhà bạn Nam 6 con vịt 12 con ngan. Hỏi nhà bạn Nam có tất cả bao nhiêu con vịt, con ngan?

Tóm tắt

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Bài 7: Lan cho Hồng 5 quyển sách, Lan còn lại 12 quyển sách. Hỏi trước đó Lan có bao nhiêu quyển sách

Tóm tắt

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Bài 8: Bài giải

bóng xanh: 10 quả……………………………………………………………………………..

bóng đỏ: 8 quả……………………………………………………………………………..

Tất cả: ……quả……………………………………………………………………………..

Bài 9: Lớp học có 20 học sinh nam và 16 học sinh nữ. Hỏi lớp có tất cả bao nhiêu học sinh?

Tóm tắt

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Bài 10: An có 12 viên bi, Lan có 7 viên bi. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?

Tóm tắt Bài giải

Bài 11: Anh có 30 que tính, em có 20 que tính. Hỏi anh và em có tất cả bao nhiêu que tính?

Tóm tắt Bài giải

Anh có : ……. que tính

Bài 12: Lớp 1A có 40 học sinh, lớp 1B có 3 chục học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?

Lớp 1A : …….học sinh Đổi: 3 chục học sinh = ……… học sinh

Bài 13: Lớp em có 36 bạn; có 14 bạn đi học vẽ. Số bạn còn lại đi học hát. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn học hát?

Bài giải

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 14: Lớp em có 22 bạn xếp loại khá và 10 bạn xếp loại giỏi. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn được xếp loại khá và giỏi?

Bài giải

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 15: Có một thanh gỗ được cưa thành hai mảnh dài 32 cm và 60 cm . Hỏi thanh gỗ lúc đầu dài bao nhiêu xăng ti mét?

Bài giải

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 16: Tháng trước bố làm được 20 ngày công. Tháng này bố làm được 22 ngày công. Tính số ngày công bố làm được trong hai tháng đó.

Bài giải

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 17: Tháng này bố làm được 25 ngày công, mẹ làm được 24 ngày công. Hỏi bố và mẹ làm được tất cả bao nhiêu ngày công?

Tóm tắt

Bố làm: ….. ngày công

Mẹ làm: ….ngày công

Tất cả: ….. ngày công?

Bài giải

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Bài 18: Đoạn thẳng AB dài 15cm, bớt đi đoạn thẳng BC dài 5 cm. Hỏi đoạn thẳng AC còn lại bao nhiêu xăngtimét?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………