Top 14 # Toán Có Lời Giải Lớp 2 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Toán Lớp 2 Nâng Cao Có Lời Giải

Tổng hợp các bài toán lớp 2 nâng cao có lời giải được biên soạn chi tiết nhất của kênh youtube : Học Toán Online.

Bài 1. Nhà Hà có số con gà bằng số con chó, tổng số chân gà và chó là 48 chân. Hỏi nhà Hà có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó.

Bài giải

Một cặp gồm 1 con gà và 1 con chó có số chân là :

2 + 4 = 6 (chân)

Do số gà bằng số chó nên nhà Hà có số cặp gà và chó là :

48 : 6 = 8 (cặp)

Vậy nhà Hà có 8 con gà và 8 con chó.

Đáp số : Gà : 8 con ; Chó : 8 con.

Xem toàn bộ toán nâng cao lớp 2

Bài 2. Có 8 can dầu mỗi can chứa 5 lít. Hỏi với số dầu đó mà đựng vào các can, mỗi can 4 lít thì cần bao nhiêu can?

Bài 3. Toán nâng cao lớp 2 có lời giải – tính tuổi.

Hiện nay anh 22 tuổi, em 16 tuổi. Tính tổng số tuổi của hai anh em khi em bằng tuổi anh hiện nay?

Xem video học toán lớp 2 sách giáo khoa. Gợi ý :

-Hiện nay anh hơn em : 22 – 16 = 6(tuổi).

-Khi em bằng tuổi anh hiện nay, tức là em 22 tuổi, thì anh vấn hơn em là 6 tuổi.

-Lúc đó tuổi của anh là : 22 + 6 = 28 (tuổi)

-Vậy tổng số tuổi của hai anh em lúc đó là : 22 + 28 = 50 (tuổi)

Bài giải

Anh hơn em số tuổi là :

22 – 16 = 6 (tuổi)

Khi em bằng tuổi anh hiện nay (khi em 22 tuổi) thì tuổi của anh lúc đó là :

22 + 6 = 28 (tuổi)

Tổng số tuổi của hai anh em lúc đó là :

22 + 28 = 50 (tuổi)

Đáp số : 50 tuổi.

Bài 4. Hãy tìm số có ba chữ số mà hiệu của chữ số hàng chục và chữ số hàng trăm bằng 1, còn hiệu của chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9

Bài giải

-Hiệu của hai chữ số bằng 9 chỉ có thể là : 9 – 0 = 9

-Vậy chữ số hàng chục bằng 9, chữ số hàng đơn vị bằng 0

-Hiệu của chữ số hàng chục và chữ số hàng trăm bằng 1

vậy chữ số hàng trăm là :

9 – 1 = 8

Số cần tìm là : 890

Câu 5. Dùng 31 chữ số để viết các số liền nhau thành dãy số : 1 ; 2 ; 3 ; … ; b.

b là số cuối cùng. Hỏi b là số bao nhiêu?

Chuyên Đề Giải Toán Có Lời Văn Lớp 2

Chương trình toán lớp 2 không có kiến thức quá nặng nhưng rất quan trọng. Xây dựng nền tảng cho lớp học tiếp theo. Tuy không khó nhưng toán lớp 2 đã hình thành kiến thức rõ nét hơn ở lớp 1.

Đối với một số học sinh cần cố gắng có thể gặp khó khăn. Nhất là dạng toán có lời văn. Việc tóm tắt bài giải, tìm dữ liệu chính từ bài toán cũng cần có phương pháp hợp lý.

Thế nào là dạng toán có lời văn

Chuyên đề giải toán có lời văn lớp 2 là dạng toán chắc chắn sẽ xuất hiện trong đề thi cuối kì 2 các lớp.

Do đó, đây là dạng toán vô cùng quan trọng. Dạng toán có lời văn là dạng toán bài cho dữ liệu dưới dạng lời văn. Từ đó, học sinh sẽ tìm cách tìm giá trị bài toán yêu cầu.

Dạng toán này sẽ giúp học sinh khai thác khả năng đọc hiểu của học sinh. Ngoài ra, nó cũng giúp học sinh ôn tập toàn bộ những dạng toán được học và vận dụng chúng vào giải toán.

Nội dung của chuyên đề giải toán có lời văn lớp 2

Giới thiệu một số phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn. Trước tiên là xác định các bước.

Bước 1:Tìm hiểu nội dung bài toán

Bước 2: Tìm cách giải bài toán

– Chọn phép tính giải thích hợp

– Đặt câu lời giải thích hợp

– Trình bày bài giải

Tài liệu hữu ích cho giáo viên đang cần soạn thảo sáng kiến kinh nghiệm. Đầy đủ các chia sẻ về kinh nghiệm hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. Để học sinh học tốt, giáo viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức. Tìm kiếm tài liệu tìm ra phương pháp tối ưu để giúp học sinh của mình hiểu bài. Đạt kết quả như mong muốn của mỗi cá nhân.

Cần kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình giảng dạy để tăng hiệu quả. Đối với học sinh hiểu chậm, nên sử dụng thêm giáo cụ trực quan. Để các em hình dung ra được các yếu tố trong bài toán. Sử dụng tranh ảnh, đồ vật, que tính để hỗ trợ trong quá trình học tập.

Cách đặt lời giải sao cho đúng chuẩn

Hỏi Lan cần bao nhiêu tiền mua sách ?

Lời giải: Lan cần số tiền mua sách là:

Hỏi Hoa có tất cả bao nhiêu quả táo ?

Lời giải: Hoa có tất cả số quả táo là:

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Tổng Hợp Các Bài Toán Có Lời Văn Lớp 2

Các dạng bài toán có lời văn lớp 2

Các dạng bài tập toán lớp 2

A. Các bước để giải bài toán có lời văn lớp 2

Bước 1: Tìm hiều nội dung và tóm tắt bài toán

+ Tìm được các từ khóa quan trọng trong đề bài như “ít hơn”, “nhiều hơn”, “tất cả”, …

+ Sau đó tóm tắt bài toán

Bước 2: Tìm các giải bài toán

+ Chọn phép tính giải thích hợp

+ Đặt lời giải thích hợp

Bước 3: Trình bày bài giải

B. Bài tập về các bài toán có lời văn lớp 2

Bài 1: Đàn bò thứ nhất có 46 con, đàn bò thứ hai có 38 con. Hỏi hai đàn bò có bao nhiêu con?

Bài 2: Hồng có 32 que tính, Lan cho Hồng thêm 18 que tính. Hỏi Hồng có tất cả bao nhiêu que tính?

Bài 3: Hùng có 56 viên bi, Hùng cho Dũng 19 viên bi. Hỏi Hùng còn lại bao nhiêu viên bi?

Bài 4: Hai lớp 2A và 2B trồng được 74 cây, lớp 2A trồng được 36 cây. Hỏi lớp 2B trồng được bao nhiêu cây?

Bài 5: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 24 cái ca, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 18 cái ca. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu cái ca?

Bài 6: Đoạn dây thứ nhất dài 46dm, đoạn dây thứ nhất dài hơn đoạn dây thứ hai 18dm. Hỏi đoạn dây thứ hai dài bao nhiêu đêximet?

Bài 7: An có nhiều hơn Bình 16 viên bi, An lại mua thêm 6 viên bi. Hỏi An nhiều hơn Bình tất cả bao nhiêu viên bi?

Bài 8: Bao gạo thứ nhất cân nặng 54kg, bao gạo thứ nhất nhẹ hơn bao gạo thứ hai 16kg. Hỏi bao gạo thứ hai nặng bao nhiêu kilogam?

Bài 9: Một đàn vịt có 100 con ở dưới ao và 100 con ở trên bờ. Bây giờ 10 con vịt dưới ao lên bờ phơi nắng. Hỏi bây giờ:

a) Dưới ao còn bao nhiêu con vịt?

b) Trên bờ có bao nhiêu con vịt?

c) Số vịt ở trên bờ và số vịt ở dưới ao hơn kém nhau bao nhiêu con?

d) Số vịt ở cả trên bờ và dưới ao là bao nhiêu con?

Bài 10: Con ngỗng cân nặng 11kg. Con ngỗng cân nặng hơn con vịt 8 kg. Con gà cân nặng ít hơn con vịt 2 kg. Hỏi con ngỗng cân nặng hơn con gà mấy kg?

C. Lời giải các bài toán có lời văn lớp 2

Bài 1:

Hai đàn bò có số con là:

46 + 38 = 84 (con)

Đáp số: 84 con bò

Bài 2:

Hồng có tất cả số que tính là:

32 + 18 = 50 (que tính)

Đáp số: 50 que tính

Bài 3:

Hùng còn lại số viên bi là:

56 – 19 = 37 (viên bị)

Đáp số: 37 viên bi

Bài 4:

Lớp 2B trồng được số cây là:

74 – 36 = 38 (cây)

Đáp số: 38 cây

Bài 5:

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ca là:

24 + 18 = 42 (cái)

Đáp số: 42 cái ca

Bài 6:

Đoạn dây thứ hai dài số đề xi mét là:

46 – 18 = 28 (dm)

Đáp số: 28dm

Bài 7:

An nhiều hơn Bình số viên bi là:

16 + 6 = 22 (viên bi)

Đáp số: 22 viên bi

Bài 8:

Bao gạo thứ hai nặng số ki-lô-gam là:

54 + 16 = 70 (kg)

Đáp số: 70kg

Bài 9:

a) Dưới ao bây giờ còn số con vịt là

100 -10 = 90 (con vịt)

b) Trên bờ bâu giờ có số con vịt là:

100 + 10 = 110 (con vịt)

c) Số vịt ở trên bờ hơn số vịt ở dưới ao số con là:

110 – 90 = 20 (con vịt)

d) Số vịt ở cả trên bờ và dưới ao là:

110 + 90 = 200 (con vịt)

Đáp số:

a, 90 con vịt

b, 110 con vịt

c, 20 con vịt

d, 200 con vịt

Bài 10:

Con vịt nặng số ki-lô-gam là:

11 – 8 = 3(kg)

Con gà nặng số ki-lô-gam là:

3 – 2 = 1 (kg)

Con ngỗng nặng hơn con gà số ki-lô-gam là:

11 – 1 = 10 (kg)

Đáp số: 10kg

Ngoài giải toán có lời văn lớp 2 trên, để ôn tập môn toán lớp 2 các em học sinh có thể tham khảo các lời giải toán lớp 2, Toán lớp 2 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 2 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Giải Toán Có Lời Văn Lớp 4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩa, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt…góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy – học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo chúng tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy – học. 2. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quê, sự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững thích học nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. 3. Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin…đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năng động chủ động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy – học. 4. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh. Để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng. 5. Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học…đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học chung và lớp 4 nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thuận lợi: Đa số học sinh thích học môn toán nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cho dạy học toán. Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập. 2. Khó khăn: Học sinh: Môn toán là môn học khó khăn, học sinh dễ chán. Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức. Vì vậy mà qua khảo sát chất lượng đầu năm vào thời điểm tháng 10/2004 (năm học 2004 – 2005) về giải bài toán: Tổng số là 114 học sinh của khối lớp 4 là như sau: Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiện đúng phép tính Lời giải và đáp số Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai 35 em = 31% 79 em = 69% 62em = 54% 52em = 46% 68 em = 60% 46 em = 40% Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng giải các bài toán có lời văn của các em còn rất nhiều hạn chế. Chính vì thực trạng này đặt ra cho mỗi người giáo viên lớp 4 chúng tôi là dạy giải toán có lời văn như thế nào để nâng cao chất lượng dạy – học. Với những lí do trên tổ 4 chúng tôi mạnh dạng chọn chuyên đề: “Đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4″ Với dạng bài toán: “Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó”. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC ĐỐI VỚI VIỆC DẠY TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TẤT CẢ CÁC KHỐI LƠP: Chúng tôi nhận thấy rằng việc “Đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4” đạt được kết quả tốt thì giáo viên phải nắm được nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp 1,2,3 (Khối đã thay sách) và khối lớp 5 (chưa thay sách). Từ đó mới định hướng cách dạy cho mình sao cho có sự kế thừa và phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp * Đối với khối lớp 1: Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn. Biết giải và trình bày giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng (hoặc trừ) trong đó óc bài toán về thêm bớt một số đơn vị. Mục đích: Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và kĩ năng diễn đạt vấn đề, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói – viết. Phương pháp dạy: Với mục tiêu như vậy nên đòi hỏi mỗi giáo viên lớp 1 phải bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những định hướng đổi mới dạy cho học sinh phương pháp giải toán, tạo cơ hội để học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân. Giáo viên không nói nhiều, không làm thay mà là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh hoạt động cần tăng cường kĩ năng giải toán, thực hành luyện tập với những bài toán có tính cập nhật, gắn với thực tiễn, khuyến khích học sinh làm quen, từng bước tự mình tìm ra cách giải bài toán. * Đối với khối lớp 2: Học sinh: Giải và trình bày giải các bài toán đơn về cộng, trừ. Trong đó có bài toán về nhiều hơn, ít hơn, các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bàng nhân, chia bảng 2,3,4,5. Làm quen bài toán có nội dung hình học. – Tự đặt được đề toán theo điều kiện cho trước. – Chương trình được xen kẽ vơ3í các mạch kiến thức khác. Phương pháp Khi dạy toán có lời văn. Giáo viên giúp học sinh biết cách giải toán. Học sinh tự tìm cách giải toán qua 3 bước: – Tóm tắt bài toán. – Tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ. – Trình bày bài giải. + Về phần tóm tắt bài toán có thể tóm tắt bằng lời, bằng sơ đồ. + Về trình bày bài giải: Giáo viên kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời. Giáo viên cần cho thời gian luyện nhiều. * Đối với khối lớp 3: 1. Các bài toán đơn: – Tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị. – Gấp một số lên nhiều, giảm đi một số lần. – So sánh gấp (bé) một số lần. Tất cả các bài toán đơn như ở lớp 1,2 nhưng mức độ cao hơn. 2. Giải bài toán hợp có hai phép tính (hoặc hai bước tính) Phương pháp: – Đọc kỹ đề bài toán – Tóm tắt bài toán bằng lời hoặc sơ đồ (không trình bày trong bài giải nếu không cần thiết). – Nêu bài giải đầy đủ hai bước tính (trình bày trong vở ghi). Các dạng bài tập: Bài toán đơn, đề hoàn chỉnh (kèm minh hoạ sơ đồ hoặc không minh hoạ) lớp 2. Bài toán giải bằng hai phép tính. * Đối với khối lớp 5: (khối chưa thay sách) Ngoài 7 dạng toán điểu hình ở lớp 4 còn có thêm 3 dạng toán nữa, đó là: Tỉ số phần trăm. Toán chuyển động đều. Bài toán có nội dung hình học (diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình). Mức độ yêu cầu: Biết giải và trình bày giải các bài toán với phân số, số thập phân, củng cố các dạng toán điển hình đã học ở lớp 4. Biết giải các bài toán có nội dung hình học, diện tích, thể tích các hình đã học và mới học, biết giải các bài toán đơn về chuyển động đều. Phương pháp dạy: Giáo viên cần: – Giúp học sinh nắm chắc được các bước trong quá trình giải toán. – Tổ chức cho học sinh nắm vững được các dạng toán và đặc biệt rèn luyện kỹ năng phân tích đề bài. Từ đó giúp học sinh lựa chọn giải và lập kế hoạch giải một cách chính xác. II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 4: Toán có lời văn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình toán 4: Góp phần hệ thống hoá về củng cố có kiến thức, kỹ năng về số tự nhiên, phân số, yếu tố hình học và 4 phép tính (+, – , x, : ) với các số đã học làm cơ sở để học tiếp ở lớp 5 và nó đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo ở các cấp học cao hơn, nó hình thành kỹ năng tính toán, giúp học sinh nhận biết được những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực, hình thành phát triển hứng thú học tập và năng lực phẩm chấta trí tuệ của học sinh ngay từ góp phần phát triển trí thông minh, óc suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. Kế thừa giải toán ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, mở rộng, phát triển nội dung giải toán phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 4. III. NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4: Toán có lời văn giữ một vị trí đặc biệt trong chương trình toán 4 bao gồm các dạng toán điển hình: – Tìm số trung bình cộng – Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó – Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. – Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. – Tìm 2 s … i số phải tìm. Trên cơ sở đó học sinh sẽ nắm cách giải đặc trưng của loại toán này. Để củng cố được kĩ năng và kiến thức của loại toán này, tôi cho các em tự đặt đề toán theo loại toán đó đồng thời chọn các bài toán khó cho học sinh khá, giỏi (áp dụng vào tiết luyện tập hay buổi dạy riêng biệt đối với học sinh khá, giỏi). Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bài soạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và trò trong giờ giải toán. 2. Sự chuẩn bị của học sinh: Đối với học sinh đã đạt được giáo dục và bồi dưỡng ý thức thích học toán, có thú vị, hào hứng trong hoạt động học toán, có phương pháp học bộ môn toán, có thao tác về giải toán phải có đầy đủ các dụng cụ học toán và chuẩn bị đầy đủ cho phù hợp với từng tiết học. Đối vưói học sinh khá, giỏi trong những buổi bồi dưỡng riêng biệt cần có thêm sách giáo khoa về luyện giải, sách giáo khoa nâng cao… Song không thể thiếu được những kiến thức về toán học có hệ thống logic từ lớp dưới, từ bài học trước phải chắc chắn làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tự tin trong hoạt động thực hanh, trong việc tiếp thu kiến thức. Ví dụ như khi học giải toán vê “Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” thì các em đã được học bài trước là “Tỉ số”… VIII. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHI DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN: – Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học, ….chính vì vậy đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung trong quá trình giải toán sau: Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bàit oán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Chúng tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần. Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán. Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?) Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng. Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói – viết) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? (trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không? IX. PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI TOÁN” TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ” Ở LỚP 4: Đối với dạng toán này thì có các dạng bài nổi bật sau: Dạng bài tỉ số của hai số là một số tự nhiên (có nghĩa là so sánh giá trị của số lớn với giá trị của số bé). Ví dụ 1: Có 45 tấn thóc chứa trong hai kho. Kho lớn chứa gấp 4 lần kho nhỏ. Hỏi số thóc chứa trong mỗi kho là bao nhiêu tấn? Bước 1: 2 học sinh đọc to đề toán (cả l ớp đọc thầm theo bạn và gạch chân = bút chì dưới từ gấp 4 lần) Bước 2: Phân tích – tóm tắt bài toán. Cho học sinh phân tích bài toán bằng 3 câu hỏi: 1. Bài toán cho biết gì? (tổng số thóc ở hai kho là 45 tấn. Kho lớn gấp 4 lần kho nhỏ) “tỷ số của bài toán chính là điều kiện của bài toán”. 2. Bài toán hỏi gì? (số thóc ở mỗi kho) “tức là số thóc ở kho nhỏ và số thóc ở kho lớn”. 3. Bài toán thuộc dạng toán gì? (bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó) Từ cách trả lời trên học sinh sẽ biết cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã cho trong bài bằng ngôn ngữ toán học ghi kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt đề toán. Đối với dạng toán này, thì học sinh chủ yếu phải minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ, tức là biểu thị một cách trực quan các mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. 45 tấn ? tấn ? tấn Tóm tắt: Kho nhỏ: Kho lớn: Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Trình bày bài giải: Dựa vào kế hoạch giải bài toán ở trên mà học sinh sẽ tiến hành giải như sau: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Số thóc ở kho nhỏ là: 45 : 5 = 9 (tấn) Số thóc ở kho lớn là: 9 x 4 = 36 (tấn) Hỏi còn cách giải nào khác? T số thóc – kho nhỏ = số thóc kho lớn [hay 45 – 9 = 36 (tấn)] Thử lại: Là quá trình kiểm tra việc thực hiện phép tính độ chính xác của quá trình lập luận. 9 + 36 = 45 (tấn) tổng số thóc. Hay có thể 36 : 9 = 4 (lần) tỉ số Qua các thao tác giải trên chúng tôi đã hình thành dần dần cho học sinh trong các giờ dạy toán dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên đối với tất cả các dạng bài. Từ phương pháp dạy như trên giáo viên có thể áp dụng với tất cả những loại bài như sau: * Tương tực đối với dạng “Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Với tỉ số là một phân số (tức là so sánh giá trị của số bé với giá trị của số lớn). Ví dụ 2: Mẹ mua 20 kg gạo trong đó khối lượng gạo nếp bằng 2/3 khối lượng gạo tẻ. Tính số kg gạo mỗi loại? 20 kg ? kg ? kg 2/3 cho ta biết. Nếu gạo tẻ được chia làm 3 phần bằng nhau thì số gạo nếp sẽ chiếm 2 phần và học sinh tóm tắt như sau: Số gạo tẻ: Số gạo nếp: * Đối với loại bài: Đặt đề toán theo sơ đồ rồi giải bài toán đó. Ví dụ 3: Vải trắng: Vải hoa: 1. Học sinh dựa vào sơ đồ để xác định được dạng toán. 2. Đặt đề toán 3. Giải bài toán * Dạng toán này còn có những bài toán nâng cao lên thành “Tìm ba số khi biết tổng và tỉ số của ba số đó”. Ví dụ 4: Lớp 4E nhận chăm sóc 180 cây trồng ở ba khu vực. Số cây ở khu vực hai gấp 2 lần số cây ở khu vực một, số cây ở khu vực một bằng 1/3 số cây ở khu vực ba. Tính số cây ở mỗi khu vực. ? cây Đối với bài tập này thì giáo viên sẽ hướng dẫn gợi ý học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các tỉ số của 3 số đó trong bài để biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán. 180 cây ? cây ? cây Số cây ở khu vực I: Số cây ở khu vực II: Số cây ở khu vực III: Bài tập này học sinh sẽ tiến hành làm tương tực như “Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số” Nhìn vào sơ đồ tóm tắt học sinh sẽ tìm ra cách giải và giải bài toán * Ở dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” còn ở dưới dạng ẩn: Ví dụ 5: Một hình chữ nhật có P = 270m. Số đo chiều rộng bằng 1/4 số đo chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. (Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải và giải bài toán) Đối với ví dụ này là sự kết hợp với các yếu tố hình học, từ đó củng cố kiến thức nhiều mặt cho học sinh. Như vậy, dù bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” hay bất kì ở dạng toán nào thì đều quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào tóm tắt xác định đúng dạng toán để tìm chọn phép tính cho phù hợp và trình bày giải đúng. Tất cả những việc làm trên của giáo viên đều nhằm thực hiện tiết dạy giải toán theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho học sinh khi giải bất kì loại toán nào các em cũng được vận dụng. PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ I. KẾT QUẢ: Trong nhiều năm phương pháp dạy học của giáo viên nói chung và của các đồng chí trong tổ nhóm chúng tôi nói riêng còn nhiều hạn chế trong việc phát huy tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Do vậy khắc phục yếu kém cho học sinh trong môn toán nói chung và việc giải toán có lời văn nói riêng chính là việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thầy thiết kế trò thi công, thầy chỉ giữ vai trò tổ chức điều khiển và hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh thực hành và tự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Với việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn như trên chúng tôi tự đánh giá khẳng định đã đạt được kết quả như sau: Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy toán nói chung và trong việc dạy giải toán rói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới cho tất cả các môn học khác. Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tícah đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả môn toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học toán là giờ học sôi nổi nhất. Cụ thể kết quả kiểm tra môn toán cuối học kỳ I là: Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiện phép tính đúng Lời giải và đáp số Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai 96 em = 84% 18 em = 16% 98 em = 85% 16em = 15% 102 em = 89% 12 em = 11% Như vậy rèn cho các em có phương pháp học là biện pháp tốt nhất của người làm công tác giáo dục II. KẾT LUẬN: Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt. Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người. Là người giáo viên được phân công giảng dạy khối lớp 4. Chúng tôi nhận thấy việc tích luỹ kiến thức cho các em là cần thiết, nó tạo tiền đề cho sự phát triển trí thức của các em “cái móng” chắc sẽ tạo bàn đạp và đà để tiếp tục học lên lớp trên và hỗ trợ các môn học khác. Trước thực trạng học toán của học sinh lớp 4 những năm giảng dạy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trên, nhằm mong sự góp ý của đồng nghiệp. Khi làm một việc có kết quả như mình mong muốn phải có sự kiên trì và thời gian không phải một tuần, hai tuần là học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt, mà đòi hỏi phải tập luyện trong một thời gian dài trong suốt cả quá trình học tập của các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức và lĩnh hội nó và biến nó là vốn tri thức của bản thân. Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để phương pháp giảng dạy của chúng tôi được nâng cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.