Top 11 # Tôi Yêu Em Lời Giải Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Tuần 26. Tôi Yêu Em

TÔI PUSHKINTÔI YÊU EMTìm hiểu chungSự nghiệp sáng tácBố cục1820 – 1826, Pushkin bị trục xuất khỏi Saint Peterburg rồi đi đày đến phương bắc sau xuông phương nam.1827, ông được trở về kinh đô.1837, Pushkin bất ngờ qua đời sau vụ đọ súng với Georges d`Anthès – một người Pháp lưu vong để bảo vệ danh dựPushkin (1799 – 1837)Aleksandre Sergeyevich Pushkin sinh trưởng trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Moskva.Ông sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ & sớm nổi tiếng với những bài thơ yêu nước ca ngợi tự do, phản đối chế độ Nga hoàng.CUỘC ĐỜIA.S.PushkinVợ của Pushkin rất xinh đẹp, quý phái, được nhiều người hâm mộ dù bà đã có 4 con.Bà là nguyên nhân của cuộc đọ súng gây ra cái chết cho Pushkin.Natalia .N.PushkinaLansKaya(1812 – 1863)

я вас любил: любовь ещё, быть может,в душе моей угала не совсем;но пусть она вас больше не тревожит;я не хочу печалить вас ничем.я вас любил безмолвно, безнадеждно,то робостью, то ревностью томим;я вас любил так искренно, так нежно,как дай вам бог любимой быть другим. 1829 Пушкин А.С – Cách xưng hô: đại từ, thời quá khứ  Tôi đã yêu cô Anh đã yêu em Tôi yêu em: gần mà xa, vừa đằm thắm vừa dang dở– Hình ảnh ngọn lửa tình: ẩn dụ, tình yêu mãnh liệt .

NHỮNG MÂU THUẪN GIẰNG XÉ– Từ ngữ: đã , chưa tắt hẳn – xác nhận sự tồn tại của một tình yêu  thành thật bộc lộ cõi lòng mình .– Dấu câu: , ; chậm rãi, đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải  trăn trở, day dứt  Khẳng định tình cảm: vẫn còn yêu em.Câu 3 , 4: mạch thơ đột ngột chuyển hướng + nhưng: sự dằn lòng, chế ngự, vượt lên + điệp từ “еm”  không: nhấn mạnh quyết định dứt khoát đầy tính lí trí, tự buộc mình chối bỏ tình yêu, dập tắt nốt chút lửa tàn .Em: bận lòng gợn bóng u hoài Yêu là trao tặng, làm cho người mình yêu được hạnh phúc hơn là đón nhận, sở hữu, hưởng thụ. Tình cảm đó đã nâng con người lên cao hơn.NỖI ĐAU KHỔ TUYỆT VỌNG– Điệp khúc: tôi yêu em Lí trí kìm nén nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết – Trạng thái cảm xúc: âm thầm, rụt rè, ghen tuông…  luôn bị giày vò, đau khổ– Cấu trúc ngữ pháp: khi thì…, khi thì  diễn tả những biến động dồn dập sóng gió trong cảm xúc Cảm tưởng nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau, hành hạ .SỰ CAO THƯỢNG CHÂN THÀNH– Tình yêu trải qua nhiều sắc thái phức tạp, cuối cùng vẫn là: yêu chân thành đằm thắm…” Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em” – Mong người yêu được hạnh phúc  cao thượng, nhân ái, vị tha Nhân vật trữ tình vượt lên trên thói ích kỷ tầm thường , yêu tha thiết , mãnh liệt nhưng trong sáng cao thượng vô ngần . Tình yêu đượm tinh thần nhân văn cao cả Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Lời giải bày tình yêu của Pushkin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế. TỔNG KẾT

Soạn Bài Tôi Yêu Em

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

– Điệp khúc “tôi yêu em” làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Điệp khúc lặp lại ba lần trong bài thơ vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, bền vững của thi sĩ đối với người yêu.

– Bài thơ dường như là lời từ giã của một tình yêu không thành, nhưng nét đặc biệt ở chỗ: lời từ giã cuối cùng lại trở thành lời giãi bày, bộc bạch một tình yêu chẳng thể nào nguôi ngoai, vẫn sôi nổi, nồng nàn…

Câu 2 Câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

– Ở hai câu 1- 2, giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hoàn toàn”.

– Hai câu thơ 3-4 như nhấn mạnh quyết định dứt khoát đầy tính lí trí của nhân vật trữ tình

– Nhịp thơ của hai câu 5-6 nhanh, nhiều ngắt cách với những trạng từ chỉ thời gian kết hợp với những trạng thái chỉ tình cảm biễn đổi liên tục diễn tả thành công bi kịch tuyệt vọng giữa lí trí và tình cảm.

– Với cặp câu 7 – 8, mạch cảm xúc thay đổi đột ngột, nó như được giải tỏa, dâng cao bởi sự xuất hiện của những từ: “chân thành, đằm thắm”.

Câu 3 Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Hai câu kết hàm chứa nhiều bất ngờ và ý vị:

– Thể hiện tấm chân tình của nhân vật tôi.

– Thể hiện cung bậc cảm xúc cao nhất của tình yêu: chân thành, mãnh liệt, đằm thắm.

– Ai cũng muốn người mình yêu chỉ thuộc về mình, đó là sự ích kỉ dễ hiểu nhưng nhân vật trữ tình đã ứng xử rất cao thượng, quyết định từ bỏ để người mình yêu đến với người khác.

Câu 4 Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

“Tôi yêu em” được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Quan niệm tình yêu của Pu-skin rất đẹp. Sự chân thành, cao thượng trong tình yêu đã tôn vinh con người. Bài thơ thể hiện ở Pu-skin một “thái độ thuần khiết đạo đức” đối với phụ nữ” một tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của tác giả. Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất. Đó cũng chính là biểu hiện rực rỡ của tinh thần nhân văn cao cả.

Bố cục Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (bốn câu đầu): Những tâm trạng dằng xé của nhân vật “tôi”.

– Phần 2 (hai câu tiếp): Khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật “tôi”.

– Phần 3 (còn lại): Sự cao thượng, chân thành của nhân vật trữ tình.

ND chính

Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu thương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

chúng tôi

Soạn Bài Tôi Yêu Em Sbt Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3 trang 59 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 2. Từ bài thơ Tôi yêu em, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cách ứng xử có văn hoá trong tình yêu.

1. Chứng minh rằng tình yêu mà Pu-skin dành cho người mình yêu là tình yêu đơn phương nhưng chân thành, tha thiết.

– Hoàn cảnh đặc biệt : Người đang yêu mãnh liệt phải tự nguyện từ bỏ, tự nguyện cắt đứt hay quên đi người tình mà mình theo đuổi, bởi vì đây là tình yêu đơn phương. Tính chất đơn phương được thể hiện qua hình thức tự giãi bày, tự bộc lộ tâm trạng. Anh (chị) lưu ý câu mở đầu hai khổ thơ (câu 1 và câu 5) đều là mệnh đề Tôi yêu em chứ không phải chúng ta đã yêu nhau, mối tình của chúng ta để đi đến câu thứ bảy, cụm từ này lại xuất hiện lần nữa tạo nhịp kết thúc cho câu chuyện tình yêu. Mệnh đề tôi yêu em cho thấy tính chất một chiều trong tình yêu. Nói cách khác là Pu-skin không nhận được sự đồng cảm, không có được sự đồng điệu từ phía người con gái, cho dù tình cảm của nhà thơ là chân thành.

– Sự chân thành của Pu-skin thể hiện qua sự trân trọng tình cảm mà mình đã dành cho người bạn gái và tôn trọng sự lựa chọn của người yêu. Tình cảm chân thành của nhà thơ được thể hiện qua sự đam mê, say đắm (âm thầm, hậm hực lòng ghen,…). Song sự chân thành còn vượt qua một tình yêu cá nhân ích kỉ để chuyển thành tấm lòng vị tha, nhân ái bằng lời cầu chúc cho cô gái cũng gặp được một người tình như tôi đã yêu em.

2. Tình yêu của nhà thơ tuy đơn phương nhưng không phải là thứ tình cảm tầm thường mà luôn vươn tới cái cao cả. Anh (chị) có đồng ý với nhận xét đó không ?

Ở đây ta gặp kiểu tình yêu vị tha, đơn phương, sôi nổi, chân thành, cần phân tích các ý sau :

– Trước hết, anh (chị)-suy luận ý nghĩa của câu thơ “Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” để thấy rằng tình yêu trong lòng tác giả vẫn còn vương vấn. Tình yêu của nhà thơ với người con gái cũng diễn ra như ở những người bình thường khác. Chú ý tới câu thơ “Lúc rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen” để tạo ra lập luận cho mình. Cũng cần lun ý tới câu thơ thứ 5 : “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng” để thấy được sự bất ổn trong mối tình giữa tác giả và người con gái. Sự bất ổn này đặt nhà thơ vào một sự lựa chọn bắt buộc : đó là chấm dứt mối tình.

– Cách giải quyết vấn đề của tác giả mang tính chất vị tha. Trước hết là để cho người con gái không phải “bận lòng thêm nữa” lại càng không muốn để cho “hồn em phải gợn bóng u hoài” (nguyên tác : “Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì”). Nhà thơ tự nhận lỗi về mình mà không hề oán trách, giận dỗi gì người con gái ấy, song nhà thơ luôn luôn khẳng định với cô về tình yêu “chân thành, đằm thắm” của mình.

– Đỉnh cao của tình yêu vị tha ấy là lời cầu chúc kết thúc bài thơ; “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” (nguyên tác : “Cầu Trời cho em được người khác (cũng) yêu (chân thành, đằm thắm) như thế”). Anh (chị) suy nghĩ về câu thơ này, tìm ý nghĩa của câu thơ theo hướng chứng minh cho sự cao thượng của tình yêu. Có thể so sánh với câu hát quan họ trong bài Giã bạn : “Người về em dặn câu rằng / Đâu hơn thì lấy, đâu bằng đợi em”. Cũng có thể suy luận là, ở câu thơ này, nhà thơ dường như muốn thách thức người con gái tìm được một người tình chân thành, đàm thắm như mình. Điều đó cho thấy niềm tự hào được yêu, được sống hết mình vì tình yêu đã lựa chọn, một tình yêu vị tha, không vụ lợi. Câu cuối cùng tạo nên tầm vóc cao cả trong mối tình của Pu-skin.

3. Từ bài thơ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cách ứng xử có văn hoá trong tình yêu.

Bài tập này có tính chất mở rộng, do đó, anh (chị) có thể liên hệ thêm bàng thực tiễn cuộc sống để nhận thức sâu sắc hơn bản chất tốt đẹp của tình yêu nam nữ.

– Tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô : Tôi / em, lưu ý nội hàm của đại từ nhân xưng tôi (tính chất riêng lẻ, cô đơn, hàm chứa nỗi đau ngấm ngầm).

– Tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu : không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài.

– Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đời. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu.

– Anh (chị) có thể suy luận thêm bằng cách Liên hệ với các tác phẩm văn học khác có trong chương trình để thấy sự độc đáo trong cách thức thổ lộ tâm trạng, tình cảm riêng tư của Pu-skin và rút ra những kết luận cần thiết.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Giải Vbt Ngữ Văn 7 Sài Gòn Tôi Yêu

Sài Gòn tôi yêu

Câu 1 (trang 143 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm hiểu bố cục của bài văn.

Trả lời:

a, Bài văn này có thể chia làm 3 đoạn.

– Đoạn 1: từ đầu đến “tông chi họ hàng”

– Đoạn 2: từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”

– Đoạn 3: từ “vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn” đến hết.

b, Qua 3 đoạn ấy, có thể chỉ ra mạch cảm xúc ở bài văn như sau:

– Ở đoạn 1: tác giả bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi đây.

– Ở đoạn 2: tác giả thể hiện niềm trân trọng, yêu mến, thích thú với nhịp sống, nét nổi bật trong phong cách sống của người Sài Gòn.

– Ở đoạn 3: tác giả khẳng định tình cảm của mình đối với mảnh đất này.

Câu 2 (trang 144 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong phần đầu bài tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

a, Cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống của Sài Gòn:

– Về thiên nhiên: thay đổi thất thường, đang nắng thì chợt mưa, đang ui ui buồn bã thì trong vắt lại như thủy tinh.

– Về cuộc sống:

+ Sài Gòn đã có lịch sử trên “ba trăm năm” song vẫn trẻ.

+ Cuộc sống Sài Gòn ngày thường náo nhiệt, đông đúc, dập dìu xe cộ.

– Qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống của Sài Gòn ở trên, ta thấy tình cảm gắn bó, yêu mến của tác giả dành cho thiên nhiên, cuộc sống ở Sài Gòn.

b, Để làm nổi bật tình cảm nói trên, tác giả đã:

– Dùng biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ “tôi yêu”, “yêu”.

– Đồng thời dùng biện pháp cường điệu một cách khéo léo bằng cách sử dụng trích dẫn câu ca dao:

“Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”

Câu 3 (Bài tập 3 trang 173 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 145 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

a, Nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn được tác giả tập trung khắc họa: hiếu khách, hồn hậu, tự nhiên và chân thật.

b, Tuy trong đoạn này chỉ xuất hiện một từ tôi, cũng không có điệp ngữ tôi yêu và yêu như đoạn đầu và đoạn cuối, tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn vẫn hiện lên rõ nét: qua cách biểu cảm gián tiếp, bằng việc kể, miêu tả lại thật tường tận chi tiết phong cách sống của người Sài Gòn.

Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 (VBT Ngữ Văn 7) khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: