Top 14 # Unit 1 Lop 9 Loi Giai Hay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Chuyen De ” Giai Toan Co Loi Van Lop 2

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CÙ LAO DUNGTRƯỜNG TIỂU HỌC AN THẠNH 2CHÀO MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ ĐẾN VỚI CHUYÊN ĐỀ KHỐI 2Phương pháp dạy “Giải toán có lời văn” lớp 2

G.V – Tổ trưởng: Lâm Thị NhiễuI/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong các môn học ở tiểu học, môn toán chiếm vị trí rất quan trọng. Ở môn học này trọng tâm là rèn cho học sinh có kỹ năng tính toán; đồng thời tạo cho các em có thói quen suy nghĩ độc lập,cẩn thận và sáng tạo trong quá trình giải toán. Bên cạnh đó giáo viên phát hiện những ưu điểm hoặc những thiếu sót giúp học sinh khắc phục kịp thời những hạn chế các em mắc phải.

– Có nhiều phương pháp nhưng không có phương pháp nào là tối ưu cả, trọng tâm việc dạy học người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp một cách linh hoạt và sáng tạo thì mới đạt hiệu quả cao . 1/ Tìm cách giải bài toán : 1.1.Chọn phép tính giải thích hợp: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái cần tìm nhằm giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: chọn ” phép cộng” nếu bài toán yêu cầu ” nhiều hơn” hoặc ” gộp”, ” tất cả”; chọn ” tính trừ” nếu ” bớt” hoặc ” tìm phần còn lại” hay là ” ít hơn”.V/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? *** + Bài toán cho biết gì? * vườn nhà Mai có 17 cây cam. + Bài toán còn cho biết gì nữa? * Vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây. + Bài toán hỏi gì? * Vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam. + Muốn biết vườn nhà Hoa có mấy cây cam em làm tính gì? * tính trừ. + Lấy mấy trừ mấy? +17-7 bằng bao nhiêu?

Ví dụ 1 :17-717-7=10 1.2.Đặt câu lời giải thích hợp: Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng và khó khăn nhất đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là khó khăn đối với người dạy. Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn cách hướng dẫn sau:V/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Cách 1: ( Được áp dụng nhiều nhất và dễ hiểu nhất): dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “hỏi” và cuối từ ” mấy” rồi thêm từ ” là” để có câu lời giải “Vườn nhà Hoa có số cây cam là:”V/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

G.V – Tổ trưởng: Lâm Thị Nhiễu

Bai Tap Hoa 10 Nang Cao Hay(Co Loi Giai Cu The)

PGS.TS NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG – TS.TRẦN TRUNG NINH

BÀI TẬP CHỌN LỌCHÓA HỌC 10

(Chương trình chuẩn và nâng cao)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2006LỜI NÓI ĐẦU

Hóa học là một khoa học lý thuyết và thực nghiệm. Hóa học đòi hỏi sự chính xác của toán học đồng thời với sự linh hoạt trong tư duy và óc tưởng tượng phong phú, sinh động và sự khéo léo trong các thao tác thí nghiệm. Chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc quyển “Bài tập chọn lọc Hóa học 10” chương trình chuẩn và nâng cao. Sách gồm các bài tập Hóa học chọn lọc trong chương trình Hóa học 10 có mở rộng và nâng cao, có thể sử dụng để phát triển năng lực tư duy Hóa học cho học sinh lớp 10 và phục vụ ôn tập các kì thi tú tài, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và thi học sinh giỏi. Quyển sách được biên soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sách được chia thành 7 chương, tương ứng với từng chương của sách giáo khoa Hóa học 10. Mỗi chương bao gồm các nội dung chính sau:Tóm tắt lí thuyết.Bài tập có hướng dẫn.Hướng dẫn giảiBài tập tự luyện Bài tập trắc nghiệmThông tin bổ sung,Sách có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các thầy, cô giáo, cho các em học sinh mong có được một nền tảng vững chắc các kiến thức, tư duy và kĩ năng môn Hóa học lớp 10.Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian biên soạn còn hạn chế nên không tránh khỏi các sai sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của các bạn đọc, nhất là các thầy, cô giáo và các em học sinh để sách được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.

Các tác giả

Chương 1 NGUYÊN TỬ

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾTI. Thành phần nguyên tử

1. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm. – Điện tích: qe = -1,602.10-19C = 1- – Khối lượng: me = 9,1095.10-31 kg 2. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtrona. Proton– Điện tích: qp = +1,602.10-19C = 1+ – Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg ( 1u (đvC)b. Nơtron – Điện tích: qn = 0 – Khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg ( 1u Kết luận:Hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âmTổng số proton = tổng số electron trong nguyên tử Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtronII. Điện tích và số khối hạt nhân1. Điện tích hạt nhânNguyên tử trung hòa điện, cho nên ngoài các electron mang điện âm, nguyên tử còn có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron Thí dụ: Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+2. Số khối hạt nhân A = Z + NThí dụ: Nguyên tử có natri có 11 electron và 12 nơtron thì số khối là: A = 11 + 12 = 23 (Số khối không có đơn vị)3. Nguyên tố hóa học – Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân.– Số hiệu nguyên tử (Z): Z = P = e– Kí hiệu nguyên tử: Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử.III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình1. Đồng vị– Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A).– Thí dụ: Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị: 2. Nguyên tử khối trung bìnhGọi là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 … là nguyên tử khối của các đồng vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b%…Ta có:

IV. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử.– Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo một quỹ đạo nào.– Khu vực xung quanh hạt

Sáng Kiến: Giải Toán Có Lời Văn Lớp 3 Skkn Giai Toan Co Loi Van Lop 3 Doc

A. Phần mở đầu.

Tr ường tiểu học xã …….. là một trường thuộc xã vùng hai của huyện …….. nằm cách trung tâm huyện gần 8k m đường xã giao thông đi lại tương đối thuận tiện. Cán bộ giáo viên trong toàn trường gầ n 50 Đ/C với học sinh là hơn 407 em, cùng với 04 điểm trường. Được sự phân công của ban giám hi ệu nhà trường trong năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 G tại điểm trường thôn Thượng (Kiêm tổ phó chuyên môn khố i 2-3).

2. Nhiệm vụ của sáng kiến.

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy: Giải t oán có lời văn có vị trí rất quan t rọng trong chương trình ở trường tiểu học. Các em được la ̀m quen ngay từ lớp một, đặc biệt ở học kì 2 lớp một các em đã viết lời giải cho phép tính… Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp .

Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 3, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: ” Một số kinh nghiệm giúp học sinh: G iải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 ” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 3 nói riêng.

3. Đối tượng nghiên cứu sáng kiến:

4. Phạm vi nghiên cứu sáng kiến:

B. Phần nội dung.

Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đô ̉i nhiều đối với chúng ta, những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: ” Đă ̣t câu lời giải cho bài toán” .

Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy như sau:

3. Các giải pháp biện pháp thực hiện.

Để thự c hiện tốt cuộc vận động của ngành giáo dục và giúp cho phụ huynh có biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con cái, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và những yêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng – cách hướng dẫn các em tự học ở nhà, đặc bi ệt nhất là đối với cha, mẹ vào buổi tối cố gắn g dành thời gian nhắc nhở, quan tâm cho các em học tập….Rất mừng là đa số phụ huyn h đều nhiệt liệt hoan nghênh. Riêng trong phần bài tập của sách Toán, tôi hướng dẫn phụ huynh cách dạy các em luyện nêu miệng các đề toán, luyện nói và trả lời nhiều…

b . Chuẩn bị cho việc giải toán.

H ọc sinh lớp 3, đặc biệt là một số e m còn chậm tiếp thu , thụ động, rụt rè trong giao tiếp. Chính vì vậy , để các em mạnh dạn tự tin khi phát biểu, trả lời người giáo viên cần phải :” luôn luôn gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập, được trao đổi, luyện nói nhiều trong các giờ Tiếng việt giúp các em có vốn từ lưu thông; trong các tiết học các em có thể nhận xét và trả lời tự nhiên, nhanh nhẹn mà không rụt rè, tự ti. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng đọc cho học sinh:

Đọc nhanh, đúng, tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh có kĩ năng nghe, hiểu được những yêu cầu mà các bài tập nêu ra”

– Yêu cầu học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán:

Thùng 1 có : 18l .

– Sau khi học sinh nêu được bằng lời để tóm tắt bài toán, tôi hướng dẫn học sinh tập tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:

– Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm lời giải:

+ Nhìn vào sơ đồ ta thấy muốn tìm số lít dầu ở cả hai thùng trước hết ta phải tính gì?

( Tính số dầu ở thùng thứ hai).

Yêu cầu học sinh nêu miệng lời giải:

Thùng thứ hai đựng được số lít dầu là:

Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 6 = 24 (lít)

Yêu cầu học sinh nêu miệng tiếp lời giải và phép tính thứ hai:

Cả hai thùng đựng được số lít dầu là:

Tuy nhiên ở phép tính thứ hai, tôi thấy có một số em thực hiện tìm số dầu cả hai thùng bằng cách lấy 24 + 6 = 30 (lít).

Đối với những em này, tôi nhận thấy các em có khả năng tư duy chưa tốt, còn chưa nắm vững yêu cầu bài toán. đây là những trường hợp nằm trong nhóm đối tượng học sinh yếu. Tôi phải hướng dẫn các em hiểu rõ:

Muốn tìm số dầu cả hai thùng ta phải làm gì? để các em nêu được: Lấy số dầu thùng thứ nhất + số dầu ở thùng thứ hai và giúp cho các em thấy được số dầu ở thùng thứ nhất là 18l và số dầu ở thùng thứ hai là 24l.

– Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện nêu miệng đề toán và tập tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng nhiều lần để các em ghi nhớ một bài toán.

Ví dụ 2 : Một thùng đựng 24l mật ong, lấy ra số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong?

Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như sau:

Tóm tắt Bài giải

Có : 24l. Số lít mật ong được lấy ra là:

Lấy ra: số lít mật ong . 24 : 3 = 8 (l)

Còn lại: ? lít mật ong. Trong thùng còn lại số lít mật ong là:

c . Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập.

Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng ta đều biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp ba nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học :”

Lấy học sinh làm trung tâm .”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 – 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học….

Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc: ” Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập ” .

4. Hiệu quả của sáng kiến.

emhọc lên các lớp trên sẽ có điều kiện tốt hơn ở dạng toán khó hơn.

– Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với lương tâm trách nhiệm của người thầy.

– Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc, khó khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

– Mỗi biện pháp giáo dục của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm, đúng nội dung ở từng bài học.

– Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn để học tập tốt hơn.

– Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng, kiên trì uốn nắn học sinh của giáo viên trong mọi lúc của giờ học.

– Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm…

a. Đối với nhà trường

– Thường xuyên tổ chức các chuyên đề trong tổ và toàn trường để tìm ra các biện pháp giảng dạy tốt nhất.

– Tổ chức cho giáo viên đi thăm và học hỏi các trường có kinh nghiệm dạy tốt trong toàn huyện.

b. Đối với giáo viên.

– Soạn bài và chuẩn bị kĩ bài trước khi lên lớp, bài dạy phải rõ ràng từng nội dung, yêu cầu của từng đối tượng học sinh và có sáng tạo trong bài dạy, tiết dạy.

– Thường xuyên giãu vững thông tin hai chiều với học sinh và phụ huynh, kiểm tra giờ học buổi tối cuả các em.

c. Với học sinh.

– xác đinh rõ nhiệm vụ học tập của mình qua từng môn học

– Xây dựng cho minh thói quen tự giác học tập, tự tìm tòi và học hỏi phương pháp học tập đúng đắn, nghiêm túc

– Luôn giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập.

– Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp hàng ngày

– Tôn trọng thầy cô và bạn bè và người hàng xóm xung quanh.

T r ên đây là một só kinh nghiệm của t ôi , rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Người viết

Nhận xét của tổ khối chuyên môn

Phê duyệt của thủ trưởng đơn vị:

( Kí tên đóng dấu)

Xác nhận của Phòng GD&ĐT:

( Kí tên đóng dấu)

Dịch vụ chuyên cung cấp các loại sáng kiến, giáo án, đề kiểm tra, lịch báo giảng, sổ chủ nhiệm cho các quý thầy cô trên mọi miền đất nước. Qúy thầy cô có nhu cầu lấy tài liệu xin liên hệ ĐT: 0843.234.256. Hoặc quý thầy cô liên hệ qua địa chỉ gmail là hoangduc461@gmail.com

A. Phần mở đầu.

2. Nhiệm vụ của sáng kiến.

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy: Giải t oán có lời văn có vị trí rất quan t rọng trong chương trình ở trường tiểu học. Các em được la ̀m quen ngay từ lớp một, đặc biệt ở học kì 2 lớp một các em đã viết lời giải cho phép tính… Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp .

Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 3, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: ” Một số kinh nghiệm giúp học sinh: G iải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 ” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 3 nói riêng.

Một Vài Kinh Nghiệm Giúp Học Sinh Lớp 1 Giải Bài Toán Có Lời Văn Skkn Day Giai Toan Co Loi Van Cho Hs Lop 1 20122013 Doc

Toán học là môn h ọc có vị trí vô cùng quan trọng trong nhà trường. Nó góp phần đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo . Việc dạy học giải toán ở tiểu học n hằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học toán giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của con người lao động mới.

M ột trong những nội dung của môn toán Tiểu học đó là giải toán có lời văn. Giải bài toán có lời văn thực chất là tìm hiểu các “mối quan hệ toán học” của nó, qua đó xác lập các mối liên hệ giữa các y ếu tố, các dữ kiện của bài toán . Từ đó đưa ra lời giải và phép tính phù hợp để thực hiện yêu cầu của bài toán . Các bài toán ở Tiểu học thường được giới thiệu thông qua các sự việc, các tình huống rất gần gũi với đời sống của học sinh . Tuy nhiên, để giải tốt các bài toán có lời văn quả là một hoạt động khó khăn, phứ c tạp đối với học sinh tiểu học . Đặc biệt là học sinh lớp 1. Song, để đạt được mục tiêu chung của môn Toán ở Tiểu học, thì mỗi học sinh cần phải có kĩ năng thành thạo khi giải các bài toán có lời văn. Bởi vì các khái niệm, các quy tắc về toán nói chung đều được giảng dạy thông qua các ví d ụ bằng số và giải các bài toán. Việc giải bài toán có lời văn tốt sẽ giúp học sinh hình thành, củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng về toán có hiệu quả hơn.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nói chung và nhất là khối lớp 1 nói riêng. Nhằm để góp phần giúp học sinh lớp 1 có kĩ năng cơ bản khi giải bài toán có lời văn, tôi mạnh dạn chia sẻ “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 giải bài toán có lời văn”.

Với dạng toán: “Giải toán có lời văn lớp1” khi dạy giáo viên và học sinh còn có một số tồn tại :

– Một số g iáo viên còn xem nhẹ việc hướng dẫn học sinh phân tích bài toán . Do đó nhiều học sinh chưa có thói quen phân tích bài toán để biết bài toán cho biết gì và yêu cầu của bài toán là gì. Vì vậy cũng chưa xác định được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm để lập các bước giải bài toán.

– Nhiều h ọc sinh cò n lơ mơ về giải bài toán có lời văn . Học sinh còn máy móc và c ó sự nhầm lẫn khi thực hiện phép tính để thực hiện yêu cầu bài toán. Chẳng hạn khi gặp bài toán có thuật ngữ “nhiều hơn” thì các em thực hiện phép cộng, còn “ít hơn” thì thực hiện phép tính trừ. Học sinh chưa biết điền phần bài toán cho biết vào tóm tắt của bài toán. Đặc biệt nhiều em chưa biết viết câu lời giải khi giải bài toán.

Từ kết quả khảo sát này, để nhằm giúp học sinh học tốt hơn môn toán nói chung và đặc biệt là dạng toán giải có lời văn nói riêng, qua thực tế giảng dạy và tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn đúc kết kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.

1. Nội dung nghiên cứu:

Đối với học sinh lớp 1việc giải toán gồm;

– Giới thiệu bài toán đơn

– Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn, không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh.

Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ:

– Mức độ thứ nhất : Hoạt động chuẩn bị của giáo viên.

– Mức độ thứ hai : Hoạt động làm quen với việc giải toán.

– Mức độ ba : Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.

2. Các bước tiến hành:

Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán. chúng tôi đã tiến hành như sau :

* Hoạt động của giáo viên.

* Hoạt động làm quen với việc giải toán tiến hành theo 4 bước.

– Tìm hiểu nội dung bài toán.

– Tìm cách giải bài toán.

– Thực hiện các bước giải bài toán.

– Kiểm tra cách giải bài toán.

Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp.

* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán.

– Giáo viên cho học sinh xem tranh ( nếu có ) rồi đọc bài toán và trả lời câu hỏi của bài toán.

Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?

* Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải..

– Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán)

– Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn)

a. Bài toán mẫu.

Nhà An có 5 con gà. Mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ?

Với bài toán mẫu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tỉ mỉ, rõ ràng rút ra cách giải của bài toán.

– H ọc sinh xem tranh hoặc mẫu vật thật.

? Bài toán cho biết gì ? (Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà)

? Bài toán hỏi gì ? ( Có tất cả mấy con gà ? )

– Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán;

Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời:

? “Muốn biết nhà An có tất c ả mấy con gà ta làm thế nào ?” ( Ta phải làm phép tính cộng. Lấy 5 cộng 4 bằng 9.)

Cho vài học sinh nhắc lại .

Cho học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mẫu vật để kiểm tra kết quả.

– Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải của bài toán.

+ Viết chữ “Bài giải” ở giữa trang giấy

+ Viết câu lời giải. (Dựa vào câu hỏi của bài toán).

Khuyến khích học sinh tìm được nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải thích hợp nhất. Học sinh có thể nêu các câu lời giải như : ” Nhà An có số gà là :”, “Số gà nhà An có là ;” hoặc “Nhà An có tất cả số gà là :” Câu lời giải thích hợp nhất; Nhà An có tất cả số gà là :

+ Viết phép tính; 5 + 4 = 9 (con gà). Giáo viên gợi ý ; 9 ở đây chỉ 9 con gà nên viết “con gà” trong dấu ngoặc đơn.

+ Viết đáp số 9 con gà . Giáo viên cho vài học sinh đọc lại bài giải. *Hướng dẫn học sinh kiểm tra cách giải của bài toán . Học sinh nhìn tranh hoặc mô hình vật thật để kiểm tra kết quả.

Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải nhấn mạnh các bước khi giải bài toán:

– Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ;

Bước 2: Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn )

Bước 3: Viết đáp số.

Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại để khắc sâu nội dung bài.Giáo viên nhấn mạnh: Đây là bài toán thuộc dạng toán đơn về ” thêm” ta thực hiện bằng phép tính cộng.

b. Bài luyện tập

Để học sinh giải thành thạo dạng toán này, giáo viên đưa ra một số bài tập giải toán có lời văn giúp học sinh tự tìm ra cách giải.

Bài 1: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?

Bài 2: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con ?

Đối với bài toán mẫu. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu kĩ bài toán và khắc sâu cách giải. Nên khi đưa ra bài luyện tập1 các em vận dụng vào các bước giải của bài toán và giải rất tốt. Ở bài luyện tập 2 học sinh khá giỏi sẽ tự giải được bài toán. Còn học sinh trung bình yếu còn vướng mắc, giáo viên gợi mở để học sinh trả lời: Muốn biết đàn vịt có tất cả mấy con ta phải làm như thế nào? (lấy số vịt ở trên bờ cộng với số vịt ở dưới ao).Sau khi gợi mở như vậy học sinh dễ dàng giải được bài toán.

c. Bài tập mở rộng

Bài1: Đoạn thẳng AB dài 12cm. Đoạn thẳng BC dài 4 cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài bao nhiêu cm ?

12 cm 4 cm

Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải;

Đoạn thẳng AC dài là :

Tháng trước An được 20 điểm 10, tháng này An được 10 điểm 10. Hỏi An có tất cả baô nhiêu điểm 10 ?

Bài toán yêu cầu tìm gì ? (An có tất cả bao nhiêu điểm 10?)

Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời và tìm ra cách giải.

Giáo viên cho học sinh hiểu 30 là 30 điểm 10 An được cả tháng trước và tháng này .

Như : “An có tất cả số điểm 10 là” : Hoặc “Số điểm 10 An có là” :

An có tất cả số điểm 10 là :

20 + 10 = 30 (điểm 10)

Đáp số 30 điểm 10

Với bài luyện tập học sinh tự giải dễ dàng. Nhưng ở bài tập mở rộng học sinh còn vướng mắc , giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu bài toán : Những điều bài toán cho biết và những thông tin cần tìm. Sau khi gợi mở học sinh sẽ dễ dàng giải được bài toán.

2.2 Bài toán đơn “về bớt”

*Hướng dẫn học sinh tìm cách giải của bài toán.

* Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất.

– Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán)

– Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn)

a. Bài toán mẫu:

Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?

*Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán.

– Học sinh quan sát tranh vẽ hoặc mô hình vật thật (nếu có).

– Học sinh phân tích đề toán.

? Bài toán cho biết gì ? (Nhà An có 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà).

? Bài toán hòi gì ? (Nhà An còn lại mấy con gà? )