Top 3 # Xem Giải Bài Tập Sinh Học 9 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Caffebenevietnam.com

Giải Bài Tập Sinh Học 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời:

Bảng 42.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 42 trang 123: Em chọn khả năng nào trong 3 khả năng trên? Điều đó chứng tỏ ánh sáng ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Trả lời:

Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu. Điều này chứng tỏ ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.

Bài 1 (trang 124 sgk Sinh học 9) : Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưu bóng?

Lời giải:

Thực vật ưu sáng Thực vật ưa bóng

Bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

Bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như sống dưới tán cây khác, được đặt trong nhà.

Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.

Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.

Lá có tầng cutin dày, mô giậu phát triển.

Lá có mô giậu kém phát triển.

Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng).

Chiều cao thân cây bị hạn chế.

Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.

Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.

Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.

Điều tiết thoát hơi nước kém.

Bảng 42.2. Các đặc điểm hình thái của cây ưa sáng và ưa bóng Lời giải:

– Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

– Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào.

Lời giải:

– Trong rừng cây mọc thành nhiều tầng khác nhau, ánh sáng chiếu xuống các tầng cũng khác nhau. Các tầng phía trên có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn tầng phía dưới, nên lá cây ở tầng trên hứng được nhiều ánh sáng hơn lá cây ở dưới.

– Khi lá cây ở tầng dưới thiếu ánh sáng, diệp lục trong lá tạo thành ít hơn, khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ để bù lượng tiêu hao do hô hấp, đồng thời khả năng hút nước kém, cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ở trên, đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên.

Bài 4 (trang 125 sgk Sinh học 9) : Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

Lời giải:

Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và khả năng định hướng di chuyển trong không gian. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Căn cứ vào điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành hai nhóm:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày như chích choè, chào mào, trâu, bò, dê, cừu…

+ Nhóm động vật ưa tối: là những động vật hoạt động về ban đêm hay sống trong hang, trong đất, đáy biển như: vạc, diệc, sếu, cú mèo, chồn, cáo, sóc,…

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 50: Hệ sinh thái giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 trang 117 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.1 SGK và cho biết:

a) Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

b) Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

c) Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

d) Động vật rừng ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

e) Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?

Trả lời:

a) Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, không khí, ánh sáng, nhiệt độ,…

Thành phần hữu sinh: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật,…

b) Lá và cành cây là thức ăn của sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn, giun đất,…

c) Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, … cho các động vật sống trong rừng.

d) Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, nơi ở, các chất thải từ động vật làm màu mỡ đất đai để thực vật phát triển, động vật cũng giúp phát tán thực vật.

e) Nếu rừng bị cháy, các động vật sẽ mất đi nơi ở và nguồn thức ăn, môi trường sống của các loài động vật sẽ bị thay đổi theo hướng tiêu cực.

Vì: rừng là nơi ở và sinh sống của các loài động vật, rừng bị tàn phá thì động vật sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bài tập 2 trang 117-118 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.2 SGK và thực hiện các bài tập sau đây:

a) Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm của các chuỗi thức ăn sau:

………………….. → Chuột → ……………………..

………………….. → Bọ ngựa → ……………………..

………………….. → Sâu → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn:

c) Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống trong câu sau:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía …………, vừa là sinh vật bị mắt xích …………… tiêu thụ.

Trả lời:

a) cây cỏ → Chuột → rắn

sâu ăn lá → Bọ ngựa → rắn

lá cây → Sâu → cầy

chuột → cầy → đại bàng

cây cỏ → hươu → hổ

b) Mối quan hệ giữa các mắt xích liên tiếp: mắt xích đứng trước là thức ăn của mắt xích đứng sau.

c) Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Bài tập 3 trang 118 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.2 SGK và cho biết:

a) Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?

b) Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

– Sinh vật sản xuất:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3:

– Sinh vật phân giải:

Trả lời:

a) Sâu ăn lá tham gia các chuỗi thức ăn:

+ cây gỗ – sâu ăn lá – bọ ngựa – rắn

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – rắn

+ cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – đại bàng

+ cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – hổ

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – đại bàng

+ cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – hổ

b) – Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây gỗ

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: chuột, sâu ăn lá, hươu

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: rắn, cầy, chuột, bọ ngựa

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: đại bàng, hổ , rắn

– Sinh vật phân giải: vi sinh vật, giun đất, nấm, địa y.

Tùy từng lưới thức ăn dể xác định nhóm sinh vật cho phù hợp.

Bài tập 1 trang 118 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Hệ sinh thái bao gồm ……………… và ……………… của quần xã (sinh cảnh), Hệ sinh thái là một hệ thống …………….. và tương đối …………….

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ ……………… có vai trò quan trọng được thể hiện qua ………………….. và ……………..

Trả lời:

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.

Bài tập 2 trang 118-119 VBT Sinh học 9: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật phân giải

D. Cả A, B và C

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: dựa theo nội dung mục Ghi nhớ SGK trang 152.

Bài tập 1 trang 119 VBT Sinh học 9: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.

Trả lời:

Ví dụ: Hệ sinh thái ao nước tự nhiên

Thành phần chính: sinh vật sản xuất: các loài thực vật thủy sinh; sinh vật tiêu thụ: cua, tôm, cá,… ; sinh vật phân giải: vi sinh vật, động vật đáy.

Bài tập 2 trang 119 VBT Sinh học 9: Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý thức ăn như sau:

– Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu

– Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu

– Rắn ăn ếch nhái, châu chấu

– Gà ăn cây cỏ và châu chấu

– Cáo ăn thịt gà

Bài tập 3 trang 119 VBT Sinh học 9: Các hệ sinh thái bao gồm những nhóm chính nào? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Nhóm các hệ sinh thái trên cạn, nhóm các hệ sinh thái nước mặn

B. Nhóm các hệ sinh thái nước mặn, nhóm các hệ sinh thái nước ngọt

C. Nhóm các hệ sinh thái nước ngọt, nhóm các hệ sinh thái trên cạn

D. Cả A, B và C

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: Dựa theo nội dung mục Em có biết? SGK trang 153.

Hướng Dẫn Giải Bài Tập Sinh Học 9

Cuốn sách Hướng dẫn giải bài tập sinh học 9 được biên soạn theo chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, cung cấp cho các em học sinh các kiến thức, bài giải giúp các em học tốt môn sinh học 9.

Nội dung cuốn sách là giải đáp kiến thức, câu hỏi và bài tập trong từng bài học của Sách giáo khoa Sinh học lớp 9.

Cuốn sách gồm hai phần chính:

Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen

Bài 1: Menđen và Di truyền học

Bài 2: Lai một cặp tính trạng

Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

Bài 6: Thực hành : Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

Bài 7: Bài tập chương I

Chương 2: Nhiễm sắc thể

Bài 8: Nhiễm sắc thể

Bài 9: Nguyên phân

Bài 10: Giảm phân

Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

Bài 13: Di truyền liên kết

Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể

Chương 3: ADN và Gen

Bài 16: ADN và bản chất của gen

Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

Bài 18: Prôtêin

Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Bài 20: Thực hành : Quan sát và lắp mô hình ADN

Chương 4: Biến dị

Bài 21: Đột biến gen

Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)

Bài 25: Thường biến

Bài 26: Thực hành : Nhận biết một vài dạng đột biến

Bài 27: Thực hành : Quan sát thường biến

Chương 5: Di truyền học người

Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Bài 30: Di truyền học với con người

Chương 6: Ứng dụng di truyền

Bài 31: Công nghệ tế bào

Bài 32: Công nghệ gen

Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Bài 35: Ưu thế lai

Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Bài 38: Thực hành : Tập dượt thao tác giao phấn

Bài 39: Thực hành : Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng

Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

Chương 1: Sinh vật và môi trường

Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Bài 45-46: Thực hành : Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Chương 2: Hệ sinh thái

Bài 47: Quần thể sinh vật

Bài 48: Quần thể người

Bài 49: Quần thể xã sinh vật

Bài 50: Hệ sinh thái

Bài 51-52: Thực hành : Hệ sinh thái

Chương 3: Con người, dân số và môi trường

Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường

Bài 54: Ô nhiễm môi trường

Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

Bài 56-57: Thực hành : Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Chương 4: Bảo vệ môi trường

Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Bài 61: Luật bảo vệ môi trường

Bài 62: Thực hành : Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương

Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)

Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY

Giải Bài Tập Sinh Học Lớp 9 Bài 3

– Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:

P: Hoa đỏ (AA ) x hoa trắng (aa)P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)

– Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội?

– Điền từ thích hợp vào những chỗ trống của câu sau?

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ……… cần xác định …… với cá thể mang tính trạng …………… Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen ………….., còn nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ………………..

Lời giải chi tiết

– Xác định kết quả các phép lai

Phép lai 1:

P: AA (hoa đỏ) x aa(hoa trắng)

G: A ………………….a

F1: 100% Aa (hoa đỏ)

Phép lai 2:

P: Aa(hoa đỏ) x aa (hoa trắng)

G: A,a…………….a

F1: 1Aa(đỏ) : 1 aa(trắng)

– Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (đối tượng cần kiểm tra) ta phải thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

– Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với những cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn nếu kết quả phép lai là phân tích thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

Lời giải chi tiết

Để xác định giống có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích:

– Điền những cụm từ vào chỗ trống:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện ………….. giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là ………..

Lời giải chi tiết

Sự khác nhau về kiểu hình ở F 1, F 2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menden được mô tả trong bảng sau:

Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F 2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 1

Bài 1 trang 13 SGK Sinh học 9

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

Lời giải chi tiết

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích. Nếu kết quả phép lai phân tích xuất hiện:

+ 100% cá thể mang tính trạng trội, thì đối tượng có kiểu gen đồng hợp trội.

+ Phân tính theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu gen dị hợp

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 2

Giải bài 2 trang 13 SGK Sinh học 9. Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất

Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất

Lời giải chi tiết

Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 3

Giải bài 3 trang 13 SGK Sinh học 9. So sánh di truyền trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là như thế nào?

Điền nội dung phù hợp vào những ô trống ở bảng 3

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Lời giải chi tiết

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Soạn sinh 9 bài 3 trang 13 câu 4

Giải bài 4 trang 13 SGK Sinh học 9. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được…

Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:

a) Toàn quả vàng

b) Toàn quả đỏ

c) Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng

d) Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.

Lời giải chi tiết

Đáp án: b.

Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai

P : AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)

GP : A a

F1 : Aa (quả đỏ)

st