Xem Nhiều 5/2023 #️ Trả Lời Câu Hỏi Bài 6 Trang 19 Sgk Gdcd 7 # Top 10 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 5/2023 # Trả Lời Câu Hỏi Bài 6 Trang 19 Sgk Gdcd 7 # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trả Lời Câu Hỏi Bài 6 Trang 19 Sgk Gdcd 7 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

a) Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ? Hành vi nào cần phê phán ? Vì sao ? (1) Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô ; (2) Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập ; (3) Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1 ; (4) Giờ trả bài Tập làm vãn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.

Trả lời:

– Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1); (3):

(1) Năm đã có hành vi tôn trọng, lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô.

(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1 chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên.

– Hành vi cần phê phán là hành vi (2); (4):

(2) Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho, Hoa không biết vâng lời thầy, chăm lo học hành.

(4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo.

b) Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

Trả lời:

– Ca dao :

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

– Tục ngữ :

Không thầy đố mày làm nên

– Châm ngôn :

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư)

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân 7 Bài 6 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-6-ton-su-trong-dao.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Bài 13 Trang 34 Sgk Gdcd 6

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam

a) Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.

b) Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

c) Người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam.

d) Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.

e) Người Việt Nam dưới 18 tuổi

Trả lời:

Những trường hợp đánh dấu X vào ô trống tương ứng là câu: b, d, e.

b) Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : “Mình có phải là công dân Việt Nam không ?” Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không ? Vì sao ?

Trả lời:

Hoa là công dân Việt Nam, vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm

c) Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết.

Trả lời:

– Quyền công dân: Quyền của công dân do pháp luật quy định theo các hình thức khác nhau, như quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuỳ từng lĩnh vực, các quyền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, khả năng thực hiện quyền mà công dân chỉ có thể có được khi đủ các điều kiện mà pháp luật quy định (ví dụ: quyền bầu cử chỉ có khi công dân đủ 18 tuổi; quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội chỉ có khi công dân đủ 21 tuổi trở lên; Những người mất trí hoặc phạm tội hình sự có thể bị hạn chế hoặc tước quyền công dân).

– Nghĩa vụ công dân: nghĩa vụ học tập, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ đóng thuế.

– Các quyền và bổn phận của trẻ em:

*Các quyền:

+ Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh…

+ Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt

+ Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội…

+ Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến…

* Bổn phận:

+ Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

+ Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.

d) Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Em có thể kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao mà em đã biết trên tivi, báo chí, đài radio mà em đọc được, nghe được đã đem lại vinh quang cho dân tộc.

đ) Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước ?

Trả lời:

– Rèn luyện trong học tập, trau dồi, nắm chắc kiến thức.

– Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 6 Bài 13 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-13-cong-dan-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Bài 17 Trang 59 Sgk Gdcd 7

a) Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?

Trả lời:

Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

b) Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyển lực nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ? Tại sao ?

Trả lời:

– Những cơ quan trong bộ máy nhà nước được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

– Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.

Bởi vì: Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia làm những công việc quan trọng nhất của nhà nước như:

+ Làm Hiến pháp và Luật để quản lí nhà nước quản lí xã hội.

+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế – xã hội, tài chính, an ninh, quốc phòng…) và đôi ngoại của đất nước.

+ Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.

c) Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ?

Trả lời:

Những cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ.

d) Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng. – Chính phủ làm nhiệm vụ : (1) Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật ; (2) Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật. – Chính phủ do : (1) Nhân dân bầu ra ; (2) Quốc hội bầu ra. – Ủy ban nhân dân do : (1) Ủy ban nhân dân cấp trên bầu ra ; (2) Nhân dân bầu ra ;

(3) Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Trả lời:

– Chính phủ làm nhiệm vụ: (2)

– Chính phủ do: (2)

– Ủy ban nhân dân do: (3)

đ) Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ?

Trả lời:

– Nhà nước ban hành luật và đặt ra các quy định pháp luật để quán lí nhà nước, quản lí xã hội.

– Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân lập nên, hoạt động vì lợi ích của nhân dân vì thế công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức nhà nước thi hành công vụ.

e) Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết.

Trả lời:

Một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết như: đăng ký kết hôn của bố mẹ, làm giấy khai sinh cho em, xin các loại giấy tờ được sự đồng ý của xã, phường.

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân 7 Bài 17 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-17-nha-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam.jsp

Trả Lời Câu Hỏi Bài 10 Trang 24 Sgk Gdcd 6

a) Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng các biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội :

a) Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng

b) Tham gia hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của trường.

d) Tham gia các câu lạc bộ học tập.

đ) Là thành viên Hội Chữ thập đỏ.

e) Nhận chăm sóc cây hoa nơi công cộng.

g) Tự giác tham gia các hoạt động của lớp.

h) Trời mưa không đến sinh hoạt Đội.

i) Tham gia phụ trách Sao Nhi đồng.

k) ớ nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

l) Đi thăm thầy, cô giáo cũ với các bạn cùng lớp.

Trả lời:

Đánh dấu X vào ô trống tương ứng với các câu: a, b, c, d, đ, e, g, i, l

b) Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.

Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương ?

Trả lời:

– Việc làm của Tuấn thể hiện Tuấn là người có ý thức tập thể, đi cổ vũ cho đội bóng của trường là thể hiện tinh thần đồng đội, tinh thần tập thế và đó cũng là trách nhiệm của mọi người để động viên đội bóng của trường.

– Việc Phương từ chối chứng tỏ Phương là người không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ về mình. Việc làm của Phương đáng chê trách.

c) Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Trả lời:

– Tham gia phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của trường.

– Tham gia hoạt động Sao Nhi đồng ở trường tiểu học.

– Tham gia vệ sinh đường phố

d) Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Trả lời:

Những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội:

– Cùng các bạn chặt tre, chuẩn bị cổng trại, cắm trại;

– Sau giờ học chăm sóc vườn cây thí nghiệm của trường;

đ) Em hãy sưu tầm những tấm gương học sinh thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Trả lời:

Học sinh tự sưu tầm những tấm gương học sinh thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ở trường lớp, khu vực sinh sống mà em biết.

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 6 Bài 10 khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

bai-10-tich-cuc-tu-giac-trong-hoat-dong-tap-the-va-trong-hoat-dong-xa-hoi.jsp

Bạn đang xem bài viết Trả Lời Câu Hỏi Bài 6 Trang 19 Sgk Gdcd 7 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!