Cập nhật thông tin chi tiết về Vbt Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
VBT Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản
Bài 1 trang 29-30 VBT Lịch sử 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật ở trong tình trạng như thế nào? điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trước những câu sau:
Trả lời:
Đ
Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
S
Là nước thắng trận, Nhật Bản thu được nhiều quyền lợi.
Đ
Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Đ
Là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề; nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng; lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn, lạm phát nặng nề.
S
Diện tích thuộc địa được mở rộng, đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho nước Nhật.
S
Nhật Bản là nước bại trận duy nhất không bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
Bài 2 trang 30 VBT Lịch sử 9: Để đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khó khăn, Nhật Bản đã thực hiện những cải cách dân chủ nào? ý nghĩa của những cải cách này là gì?
Trả lời:
– Các cải cách dân chủ:
+ Ban hành Hiến pháp mới (1946)
+ Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 heta ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.
+ Giải thể các “Daibátxư” (các công ty độc quyền mang tính chất dòng tộc)
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi bộ máy nhà nước và trừng phạt tội phạm chiến tranh.
+ Ban hành các quyền tự do, dân chủ (luật công đoàn, đề cao địa vị phụ nữ,…)
– ý nghĩa: Đem lại bầu không khí dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân; Là một nhân tố quan trọng góp phần giúp Nhật Bản nhanh chóng khắc phục những khó khăn sau chiến tranh và là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau này.
Bài 3 trang 30 VBT Lịch sử 9: Vì sao nói vào những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng thần kì? Hãy nêu dẫn chứng.
Trả lời:
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, điều này được thể hiện:
– Từ năm 1960 – 1969, GDP bình quân hằng năm đạt 10.8%, từ 1970 – 1973, GDP tuy có giảm nhưng vấn đạt bình quân 7.8%/năm – cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.
– Về sản xuất công nghiệp: từ 1961 – 1970, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 13.5%.
– Về sản xuất nông nghiệp: cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai thế giới – sau Pê-ru.
→ Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ)
Bài 4 trang 30 VBT Lịch sử 9: Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý chỉ ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX.
A. Anh – Mĩ – Liên Xô
B. Mĩ – Đức – Nhật Bản
C. Liên Xô – Nhật Bản – Tây Âu
D. Mĩ – Nhật Bản – Tây Âu
E. Anh – Pháp – Mĩ.
Trả lời:
D. Mĩ – Nhật Bản – Tây Âu
Bài 5 trang 31 VBT Lịch sử 9: Trình bày những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.
Trả lời:
Bài 6 trang 31 VBT Lịch sử 9: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời:
x
Chấp nhận sự bảo hộ về quân sự của Mĩ để tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế; thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị; mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư, viện trợ cho các nước, nhất là các nước Đông Nam Á.
Giải Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản
(trang 37 sgk Lịch Sử 9): – Hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của chúng.
Trả lời:
– Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:
+ Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.
+ Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị – xã hội.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng…).
– Ý nghĩa: Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp -nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
(trang 39 sgk Lịch Sử 9): – Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX.
Trả lời:
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là sự phát triển “thần kì”, với những thành tựu chính là: tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hằng năm trong những năm 50 là 15%, những năm 60 là 13,5% ; tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 50 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD)…
– Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính trên thế giới.
(trang 40 sgk Lịch Sử 9): – Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945.
Trả lời:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mĩ, tiêu biểu là kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (tháng 9-1951 ), chấp nhận đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để Mĩ đóng quân, xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đất Nhật và sau đó gia hạn Hiệp ước này vào các năm 1960, 1970, 1996, 1997 làm cho chi phí ; của Nhật giảm (chỉ chiếm 1% GDP).
– Từ nhiều thập kỉ qua, Nhật Bản thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính sách và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Câu 1 (trang 40 sgk Sử 9):Hãy nêu ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lời giải:
Những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp -nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Câu 2 (trang 40 sgk Sử 9):Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX?
Lời giải:
– Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
– Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
– Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
– Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Giải Vbt Lịch Sử 8: Bài 12. Nhật Bản Giữa Thế Kỉ Xix
Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20
– Về kinh tế:
+ Thống nhất đơn vị tiền tệ trong cả nước.
+ Xóa bỏ sự độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Đầu tư phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng.
– Về chính trị – xã hội:
+ Xóa bỏ chế độ nông nô.
+ Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.
+ Quan tâm đầu tư, phát triển văn hóa – giáo dục.
– Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Giúp Nhật Bản giữ vững được độc lập, chủ quyền, thoát khỏi nguy cơ bị các nước đế quốc phương tây xâm lược.
+ Làm chuyển biến bộ mặt kinh tế – xã hội của Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Bài 2 trang 43 VBT Lịch Sử 8: Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy tân Minh trị là cuộc cách mạng tư sản? đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời em cho là đúng.
Các câu trả lời đúng là:
[X] Chính quyền phong kiến Sô-gun đã chuyển sang tay Quý tộc tư sản do Thiên hoàng Minh Trị đứng đầu.
[X] Xóa bỏ cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc.
[X] Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ quyền sở hữu phong kiến về ruộng đất.
Bài 3 trang 43 VBT Lịch Sử 8: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc? Điền dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng và cho ý kiến nhận xét.
Các câu trả lời đúng là:
[X] Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xưi và Mít-su-bi-si… giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
[X] Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành một số chính sách xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Chiến tranh Nga – Nhật kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.
Nhận xét: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Đến đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song, ở Nhật Bản, thế lực của giới võ sĩ Samurai vẫn được duy trì. Điều này là một nhân tố quan trọng khiến cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản mang tính chất “phong kiến quân phiệt”.
Bài 4 trang 44 VBT Lịch Sử 8: Em hãy đọc và cho biết đoạn văn sau nói về nhân vật nào trong lịch sử Nhật Bản?
“Ông lên ngôi vua năm 15 tuổi (1867). Năm 1868, ông buộc tướng quân Mạc phủ từ chức…… và chiến tranh Nga – Nhật năm 1905”
– Nhân vật được nhắc đến: Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912).
Bài 5 trang 45 VBT Lịch Sử 8: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đầu thế kỉ XX:
[X] Tất cả các ý trên.
Giải Bài Tập Lịch Sử 12 Bài 8: Nhật Bản
(trang 53 sgk Lịch Sử 12): – Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kỳ bị chiếm đóng?
Trả lời:
Về chính trị: Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng Minh đã loại bổ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo, quy định Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.
Về kinh tế: SCAP thực hiện ba cuộc cải cách lớn (thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế; tiến hành cải cách ruộng đất; dân chủ hóa lao động).
(trang 53 sgk Lịch Sử 12): – Liên minh Nhật-Mĩ được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
– Nhật sớm ký kết được Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh.
– Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật được ký kết, đặt nền tảng cho quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
(trang 55 sgk Lịch Sử 12): – Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản?
Trả lời:
– Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.
– Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
– Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.
– Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
– Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung để phát triển kinh tế.
– Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.
(trang 55 sgk Lịch Sử 12): – Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản.
Trả lời:
– Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu, nhập khẩu từ bên ngoài.
– Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa nông nghiệp và công nghiệp cũng có sự mất cân đối.
– Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu…
Đây đều là những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
(trang 56 sgk Lịch Sử 12): – Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1973-1991 như thế nào?
Trả lời:
Từ những năm 1970, Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu. Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
(trang 57 sgk Lịch Sử 12): – Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế và chính trị của Nhật Bản trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
Trả lời:
Từ thập kỉ 90, Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kì suy thoái, tuy nhiên Nhật Bản vẫn duy trì là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.
Về khoa học-kĩ thuật: Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô.
Văn hóa: Nhật Bản vẫn luôn giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình.
Chính trị: Từ năm 1993-2000, chính quyền Nhật Bản thuộc về các Đảng đối lập hoặc liên minh các Đảng phái khác nhau.
Đối ngoại: Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 1 (trang 57 sgk Sử 12): Những yếu tố nào khiến Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới vào nửa cuối thế kỉ XX.
Lời giải:
– Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.
– Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
– Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.
– Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
– Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung để phát triển kinh tế.
– Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.
Câu 2 (trang 57 sgk Sử 12): Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 2000.
Lời giải:
Một trong những đặc điểm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945 là luôn cố gắng liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó, bước sang thời kì 1973-1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
Bạn đang xem bài viết Vbt Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!