Xem Nhiều 6/2023 #️ Viết Đoạn Văn Ngắn Có Sử Dụng Câu Rút Gọn # Top 12 Trend | Caffebenevietnam.com

Xem Nhiều 6/2023 # Viết Đoạn Văn Ngắn Có Sử Dụng Câu Rút Gọn # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Viết Đoạn Văn Ngắn Có Sử Dụng Câu Rút Gọn mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viết đoạn văn 6 – 8 câu có sử dụng câu rút gọn

VnDoc giới thiệu một số đoạn văn mẫu cho đề bài Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài thi, bài kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao.

Rút gọn câu là một trong những nội dung được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì 2. Việc ôn luyện những nội dung này rất quan trọng đối với các em học sinh vì đây sẽ là những phần thường có trong các đề thi học kì. Với đề bài Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn, hy vọng sẽ giúp các em sẽ biết cách sử dụng và vận dụng tốt hơn các dạng câu này.

Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ngắn sử dụng câu rút gọn

Tôi được sinh ra và lớn lên trên một miền quê nhỏ xinh đẹp ở Nghệ An. Chiều chiều, tôi cùng những người bạn cùng xóm lên bờ đê chơi thả diều, chơi đuổi bắt, có khi chơi đánh chuyền đánh chắt vô cùng vui vẻ. Kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ cứ thế được chúng tôi xây dựng lên trên chính mảnh đất quê hương đầy gắn bó ấy. Giờ đây, tuy đã cùng gia đình chuyển ra Hà Nội sinh sống và học tập nhưng những kí ức ấy vẫn mãi sống động trong trái tim tôi. Nếu giờ đây được ban cho một điều ước, tôi ước sẽ quay về những ngày thơ ấu hồn nhiên mà đẹp đẽ ấy. Yêu quê hương, yêu những con người nơi đây. Tôi sẽ mãi ghi nhớ và lưu giữ hình bóng của mảnh đất, con người ấy trong trái tim mình.

Câu rút gọn: Yêu quê hương, yêu những con người nơi đây.

Viết đoạn văn 6 – 8 câu có sử dụng câu rút gọn – Bài tham khảo 2

Đôi lúc, tôi chợt nghĩ, hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là mỗi lần bị ốm, ta có bố mẹ bên cạnh, hỏi han, chăm sóc. Hạnh phúc là mỗi ngày đến trường, tôi được gặp bạn bè, thầy cô. Hạnh phúc là vào ngày sinh nhật, ta nhận được những món quà từ những người yêu thương. Hay đơn giản, hạnh phúc là khi ta được ăn những món mình yêu thích. Hạnh phúc chẳng phải gì xa xôi, là mỗi ngày tỉnh dậy, ta đều thấy vui vẻ. Là bình yên.

Câu rút gọn: Là bình yên.

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn – Bài tham khảo 3

Chiếp…chiếp! Đó là tiếng những chú gà con nối đuôi nhau theo mẹ đi kiếm mồi. Những chú gà con mới đẹp làm sao! Vàng óng, nhỏ xinh như cục bông, lon ton chạy theo mẹ. Đàn gà đi qua sân rồi đi vào bãi đất trống ngay đầu ngõ nhà tôi để kiếm mồi. Đã đến được nơi đàn gà con cùng mẹ dừng lại chỗ bãi đất và bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm thức ăn của chúng. Do chúng cũng chưa có kinh nghiệm trong việc kiếm mồi nên nhìn chúng vẫn còn gượng gạo lắm. Một số con gà đầu đàn rất nhanh nên đã kiếm được những con giun đầu tiên. Chúng vui vẻ nhai ngon lành tỏm tẻm vài cái là con giun đã yên lành trong bụng của chúng. Những con gà nhỏ hơn chưa quen được với việc đi kiếm mồi nên nhìn chúng có vẻ hơi lúng túng. Có lúc chúng chán quá quay sang mổ nhau trông thật đáng yêu.

Câu rút gọn: Vàng óng, nhỏ xinh như cục bông, lon ton chạy theo mẹ.

Viết đoạn văn 6 – 8 câu có sử dụng câu rút gọn – Bài tham khảo 4

Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên. Nhìn đám học sinh khuôn mặt ai nấy hơn hở đến trường mà trong lòng tôi gợi lên những cảm giác khó tả. Vui mừng, hớn hở, nôn nao. Nhớ những khi lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm lớp mình hay những buổi học đầu năm học mới thật hứng khởi với tụi học sinh như chúng tôi. Giờ đã xa trường rồi, chuẩn bị bước vào ngôi trường cấp 3, những hoài niệm về ngôi trường cấp 2 cứ nóng lên trong tâm trí. Sắp phải đến một ngôi trường mới, gặp những người bạn mới và thầy cô mới, dù có chút lo lắng nhưng tôi tin mọi thứ sẽ sớm thật tuyệt như khi còn ở trường cấp 2 của mình.

Câu rút gọn: Vui mừng, hớn hở, nôn nao.

Tiếng trống trường vang lên rộn rã, báo hiệu giờ ra chơi của chúng em đã đến. Sân trường đang lặng thinh, im ắng bỗng trở nên rộn rã bởi tiếng cười, tiếng nói của các cô cậu học trò. Góc ghế đá sân trường, các bạn nữ ngồi thầm thì nhỏ to với những câu chuyện vui vẻ. Rất nhiều bạn học sinh khác chọn không gian ở căng tin canh sân trường để tranh thủ ăn sáng hoặc cùng ngồi uống nước, nghỉ ngơi sau giờ học căng thẳng. Rộn ràng nhất là góc sân trường, mọi người đang tổ chức rất nhiều trò chơi vui nhộn. Nhảy dây. Kéo co. Chơi bóng rổ. Tất cả tạo nên một bức tranh nhộn nhịp, vui tươi về giờ ra chơi dưới sân trường.

Câu rút gọn: Nhảy dây. Kéo co. Chơi bóng rổ.

Viết Một Đoạn Văn Ngắn Có Sử Dụng Từ Láy Và Từ Ghép

Đoạn văn có sử dụng từ láy 1:Một trong những điều khiến tôi lưu luyến nhất vào thời học sinh đó là những giờ chào cờ vào buổi sáng thứ hai hàng tuần. Khi tiếng trống báo hiệu giờ tập trung vừa dứt, lớp nào lớp nấy tấp nập ổn định vị trí, xếp hàng ngay ngắn, đầy đủ để bắt đầu buổi chào cờ. Cô giám hiệu đứng trên bục cao, cất tiếng hô vang “Chào cờ, chào!” nối theo sau là tiếng nhạc của bài hát “Quốc ca” hào hùng vang lên. Các bạn hoc sinh ai cũng đứng nghiêm trang, mắt hướng về phía quốc kỳ đang được kéo lên ngày một cao, đồng thanh hát theo lời Quốc ca một cách rõ ràng. Bài hát kết thúc cũng là lúc giờ sinh hoạt của toàn trường bắt đầu. Lần lượt các thầy cô, các bạn học sinh của lớp trực tuần lên thông báo về nề nếp, học tập của toàn trường trong một tuần vừa qua, các tiết mục văn nghệ, vui chơi, giải trí cũng diễn ra hết sức sôi nổi, vui vẻ. Giờ chào cờ kết thúc cũng là lúc chúng tôi trở về lớp và bước vào tiết học đầu tiên. Đó luôn là những sự khởi đầu cho một tuần học và làm việc mới đầy bổ ích và lý thú.Từ láy: lưu luyến, tấp nập, ngay ngắn,đầy đủ ,hào hùng ,rõ ràng,vui vẻ.Đoạn văn có sử dụng từ láy 2:Mỗi khi có dịp về quê vào ngày xuân, tôi thích nhất được cùng bà ra chợ Tết, mua đồ đạc, sắm sửa để chuẩn bị đón năm mới. Chợ Tết quê tôi không náo nhiệt, xa hoa như ở thành thị nhưng nơi đây lại mang một không khí tấp nập, ấm cúng mà giản dị. Ngoài cổng chợ, những đòn gánh bán trái cây với đủ các loại quả tươi ngon, từ táo, lê, bưởi, xoài, quả nào quả nấy chín mọng, bóng bẩy thơm lừng cả một khu . Đi sâu vào bên trong chợ, các sạp quần áo mang đến âm thanh náo nhiệt, ồn ào bởi các mẹ, các chị đi sắm sửa, may áo mới cho gia đình, con cái. Những chiếc quần, chiếc váy đa dạng mẫu mã, chất liệu, màu sắc như tô thắm thêm cho cả một khoảng không gian, Gần đó, những sạp bán cây cảnh cũng không thua kém mà góp thêm vào không khí chợ chút e ấp của những nụ đào chúm chím dưới ánh sương mai, của những quả quất to tròn đã nở rộ. Xa xa kia là những sạp bán các món đồ ăn ngon, mang đậm phong vị quê hương, ngày Tết như bánh rán, bánh chưng, bánh giò,…Tất cả tạo nên một bầu không gian ồn ã , ai nấy đều tất bật sắm sửa để chuẩn bị một cái Tết trọn vẹn cho gia đình mình.Từ láy : tấp nập, bóng bẩy , ồn ào , chúm chím , xa xa , tất bật

Soạn Văn Lớp 7 Bài Rút Gọn Câu Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Chuẩn mực sử dụng từ Soạn văn lớp 7 bài Một thứ quà của lúa non: Cốm

Soạn văn lớp 7 trang 14 tập 2 bài Rút gọn câu ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Thế nào là rút gọn câu tập 2 trang 14

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau:

a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a).

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?

a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

(Nguyễn Công Hoan)

b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội?

– Ngày mai.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Thế nào là rút gọn câu

Câu (a): không có chủ ngữ, các cụm động từ làm vị ngữ.

Câu (b): chủ ngữ là chúng ta, cụm động từ học ăn, học nói, học gói, học mở là vị ngữ

Có thể thêm chúng tôi, người Việt Nam, chúng ta, các em, … rất nhiều các từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu (a)

Chủ ngữ câu (a) được lược bỏ để cụm động từ vị ngữ “học ăn, học nói, học gói, học mở.” trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.

– Câu “Rồi ba bốn người, sáu bảy người.” được rút gọn vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.

– Câu “Ngày mai.” được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai. hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.

Câu hỏi bài Cách sử dụng câu rút gọn tập 2 trang 15

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.

– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.

– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?

– Bài kiểm tra toán.

Câu 3 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Cách sử dụng câu rút gọn

– Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.

– Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.

Câu “Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10.” không có thành phần chủ ngữ. Nói như thế, câu trở nên khó hiểu (không biết ai được điểm 10); hơn nữa, nói với người bậc trên không nên xưng hô cụt lủn như vậy. Câu “Bài kiểm tra toán.” mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý

– Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

– Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Rút gọn câu lớp 7 tập 2 trang 16

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?

a) Người ta là hoa đất.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

d) Tấc đất tấc vàng.

a)

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)

b)

Đồn rằng quan tướng có danh,

Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.

Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Đánh giặc thì chạy trước tiên,

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

Giặc sợ giặc chạy về nhà,

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

(Ca dao)

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc truyện cười (tr.18 SGK Ngữ văn 7 tập 2). Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 16

– Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.

– Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

– Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 16

a. Rút gọn chủ ngữ

+ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

+ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

– Khôi phục:

Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô “ta với ta”, nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

+ Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

+ Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b. Rút gọn chủ ngữ

+ Đồn rằng quan tướng có danh,

+ Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

+ Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

– Khôi phục:

+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

+ Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

+ Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Trả lời câu 3 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 17

– Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.

+ Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: “Mất rồi.”, “Thưa… tối hôm qua.”, “Cháy ạ.”

+ Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: “Mất bao giờ?”, “Sao mà mất nhanh thế?”, khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

– Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 17

Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.

Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.

Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 2, giải ngữ văn lớp 7 tập 2, soạn văn lớp 7 bài Rút gọn câu ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Rút gọn câu siêu ngắn

Giải Vbt Ngữ Văn 9 Bài Luyện Tập Viết Đoạn Văn Tự Sự Có Sử Dụng Yếu Tố Nghị Luận

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I THỰC HÀNH TÌM HlỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Câu hỏi (trang 110 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện trong những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

Phương pháp giải:

Bài tập yêu cầu thực hành nhận diện các yếu tố nghị luận trong một đoạn văn tự sự.

Lời giải chi tiết:

– Câu chuyện kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc.

– Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện:

+ “Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa …”

+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.

– Vau trò: yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. Bài học rút ra từ câu chuyện này thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình…

Phần II THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

Câu 1 (trang 111 VBT Ngữ văn 9, tập 1):Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn rất tốt.

Câu 2 (trang 111 VBT Ngữ văn 9, tập 1):

Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu.

Trả lời:

Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Bạn đang xem bài viết Viết Đoạn Văn Ngắn Có Sử Dụng Câu Rút Gọn trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!