Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Lịch Sử Đại Thắng Mùa Xuân Năm 1975 mới nhất trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của quân dân ta, diễn ra liên tục trên chiến trường, mở đầu là Chiến dịch Tây Nguyên với chiến thắng Buôn Ma Thuột, tiếp đó là đòn tiến công chiến lược giải phóng Huế – Đà Nẵng, cuối cùng là đòn tiến công giải phóng Sài Gòn – Gia Định bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, nhân dân ta đã kết thúc và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả dân tộc Việt Nam vang khúc khải hoàn, thắng lợi đó đã chấm dứt 117 năm chống lại các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thu giang sơn về một mối, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, hai miền Nam Bắc nối liền một dải.
Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại thắng mùa Xuân 1975 đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam với trí tuệ và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm và chiến thắng, đây là một chiến công lớn trong thế kỷ XX của dân tộc Việt Nam, là thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh, như một kỳ tích, một huyền thoại mang tầm vóc thời đại đi vào lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết quả tổng hợp của thời cơ cách mạng, sự phát triển có tính chất bước ngoặt về thế và lực của cách mạng Việt Nam, sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để làm nên chiến thắng vĩ đại – chiến thắng 30/4/1975, là thể hiện đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, đó là nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh, lấy ít đánh nhiều, lấy trang bị kỹ thuật ít hơn và kém hiện đại đánh thắng kẻ thù có trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, biểu thị một tư duy quân sự sáng tạo.
Chiến thắng 30/4/1975, khẳng định tính đúng đắn, khoa học và sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân dưới ánh sáng lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thắng lợi của đường lối và phương hướng cách mạng đúng đắn, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, đó là đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự hiện thực hóa của đường lối lãnh đạo: kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tạo nên xung lực cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Lý luận cách mạng sáng tạo, đường lối đúng đắn đã trở thành ngọn cờ tập hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp yếu tố trong nước với quốc tế, phối hợp nhịp nhàng sức mạnh của hai miền Nam Bắc, để đi tới chiến công hiển hách, thắng lợi hào hùng vào ngày 30/4/1975.
Năm 2020 là tròn 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30/4/1975, vẫn luôn in dấu ấn sâu đậm trong trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam và bạn bè tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới, bởi đây là ngày lịch sử đánh dấu thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội trong thế kỷ XX, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Năm 2020 cũng là năm đất nước có nhiều ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn, sự kiện chính trị quan trọng, như: 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 2020); 75 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945 – 2020); 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2020); năm tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt, năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, nhiều nhiệm vụ lớn, quan trọng đặt ra trước toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, cần nỗ lực và tập trung giải quyết. Chiến thắng 30/4/1975 sẽ mãi mãi vẫn là sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thành tựu đã đạt được trong gần 35 năm đổi mới đất nước từ 1986 đến nay, là kết tinh của sự kế thừa truyền thống anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, năng động và sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với ý chí quyết tâm, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển, sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh thời đại và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất định đất nước ta sẽ nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua thách thức, khó khăn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu lập nên những kỳ tích vĩ đại, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng đổi mới, sáng tạo phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ gìn hòa bình, ổn định; phấn đấu giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa III tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã viết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2004, tập 37, trang 471).
Theo hanoi.gov.vn
Đại Thắng Mùa Xuân 1975
Đại thắng mùa Xuân 1975 kết thúc thắng lợi chặng đường 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), đồng thời kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc kể từ cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2020), Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Đại thắng mùa Xuân 1975 – Sức mạnh khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khoảnh khắc lịch sử xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975, đánh dấu thắng lợi trọn vẹn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài hơn hai thập niên (1954 – 1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN
Sức chiến đấu kiên cường, bền bỉ toàn dân tộc
Năm 1954, thực dân Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, buộc phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) rút khỏi Đông Dương. Tuy nhiên, ngay sau đó, thực hiện chính sách “lấp chỗ trống”, đế quốc Mỹ nhảy vào tiến hành chiến tranh xâm lược, âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự phục vụ cho chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng. Để thực hiện mưu đồ trên, Mỹ dựng lên chính quyền, quân đội tay sai, ra sức phá hoại Hiệp định Geneva, đàn áp phong trào cách mạng miền Nam.
Chỉ trong vòng 4 năm (1954 – 1958), cả miền Nam tổn thất 9/10 số cán bộ, đảng viên; gần 90 vạn đồng bào yêu nước bị bắt, tù đày; gần 20 vạn bị tra tấn, giết hại… Trước âm mưu, hành động xâm lược của địch, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội đối lập nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn nằm dưới sự đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và tay sai.
Như vậy, khác với 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, kẻ thù của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến lần này là đế quốc Mỹ, đứng đầu thế giới tư bản chủ nghĩa với tiềm lực kinh tế, quân sự rất hùng mạnh. Để đương đầu, đánh thắng kẻ thù đó, đòi hỏi nhân dân Việt Nam phải có sức mạnh rất lớn – sức mạnh chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, hay nói một cách khác, đó là sức mạnh khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước, tập trung cao độ trước hết ở đường lối kháng chiến.
Từ năm 1965, để cứu nguy cho chế độ Sài Gòn, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh, nhiều loại vũ khí, trang bị cùng phương tiện chiến tranh hiện đại vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam; đồng thời mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ra miền Bắc Việt Nam.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương Đảng (khóa III) lần thứ 12 đã thêm một lần nữa khẳng định nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng thiêng của cả dân tộc, của nhân dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc; từ đó đề ra quyết tâm: động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.
Đường lối kháng chiến do Đảng đề ra đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, thực sự trở thành ngọn cờ dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nhau đoàn kết phát huy sức mạnh tổng hợp vì lý tưởng cách mạng cao đẹp mà lịch sử đặt ra. Sức mạnh đấu tranh nhờ đó được biểu hiện phong phú, nhân lên gấp bội, biến thành hành động thực tiễn qua nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi khắp cả nước, từ hậu phương đến tiền tuyến.
Xe tăng và bộ binh Quân đoàn 2 vượt sông tiến về Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Điển hình như các phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm đang”… ở miền Bắc; các phong trào “Bám đất, giữ làng”, “Một tấc không đi, một li không dời”, “Giết giặc lập công”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”… ở miền Nam; hay quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”… trên tuyến chi viện chiến lược Bắc – Nam. Tất cả đều hướng đến mục tiêu độc lập, hòa bình và thống nhất non sông.
Một nhà sử học Mỹ đã nhận xét rằng: Lịch sử phải đánh giá họ (người Việt Nam – miền Nam cũng như miền Bắc) cao nhất về sức chiến đấu ngoan cường và dũng cảm của con người. Còn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara thì thừa nhận: nước Mỹ thua trận vì đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thúc đẩy họ đấu tranh cho giá trị và mục tiêu cao cả.
Bằng sức mạnh đó, trải qua gần 20 năm liên tục chiến đấu anh dũng kiên cường, bền bỉ, quân dân Việt Nam lần lượt từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của kẻ thù: chiến tranh đơn phương, “tố cộng, diệt cộng” (1954 – 1960), “chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), “chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973), buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân viễn chinh về nước. Đây là thắng lợi cơ bản, mở ra bước ngoặt mới cho sự nghiệp kháng chiến.
Quyết tâm giành toàn thắng
Với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, tuy rút quân viễn chinh về nước, song đế quốc Mỹ lại lập ra bộ chỉ huy quân sự trá hình, tiếp tục viện trợ cho chính quyền, quân đội Sài Gòn ra sức phá hoại Hiệp định hòa bình vừa mới ký kết, hòng kéo dài chiến tranh xâm lược.
Về phía cách mạng, chúng ta thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris, nhưng trước hành động phá hoại trắng trợn, có hệ thống của địch, buộc nhân dân ta phải tiếp tục đấu tranh để giữ vững thành quả cách mạng, từ đó tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Hội nghị Trung ương Đảng (khóa III) lần thứ 21 (7-1973) đã khẳng định: bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam vẫn là con đường bạo lực, do đó phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công để giành toàn thắng.
Đến cuối năm 1974, đầu năm 1975, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ theo hướng ngày càng có lợi cho cách mạng. Đáp ứng yêu cầu cấp cách mạng đặt ra, Đảng họp Hội nghị Bộ Chính trị (30-9 – 7-10-1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18-12-1974 – 8-1-1975), chính thức hạ quyết tâm: Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đẩy mạnh đấu tranh quân sự, chính trị, kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng, toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta; tiến hành rất khẩn trương và hoàn thành mọi mặt công tác chuẩn bị, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam.
Thực hiện quyết tâm mà Bộ Chính trị đề ra, cả dân tộc “ra quân” trong mùa Xuân 1975 lịch sử. Chưa bao giờ, khát vọng hòa bình, thống nhất non sông của quân dân ta diễn ra sục sôi cao trào như thời điểm này. Chỉ ba tháng đầu năm 1975, hậu phương miền Bắc đã dốc sức đưa vào chiến trường miền Nam gần 12 vạn cán bộ, chiến sĩ; chi viện 230 nghìn tấn vật chất các loại, bảo đảm 81% vũ khí, 60% xăng dầu, 65% thuốc men, 85% xe vận tải…
Sự chi viện từ miền Bắc cho miền Nam thời kỳ này không chỉ tạo nên sức mạnh áp đảo về thế và lực so với quân địch, phục vụ tốt yêu cầu Tổng tiến công và nổi dậy, mà còn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng vùng giải phóng trên tất cả các mặt: kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế… chuẩn bị cho việc tiếp quản vùng giải phóng khi chiến tranh kết thúc.
Được sự chi viện to lớn của miền Bắc, trên khắp chiến trường miền Nam, quân dân ta ra sức chuẩn bị các mặt cho trận quyết chiến quyết định cuối cùng. Chưa bao giờ, các phong trào đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận, ngoại giao diễn ra sôi nổi như thời gian này, đẩy chính quyền, quân đội Sài Gòn lún sâu hơn vào tình thế khó khăn, hoàn toàn bị cô lập. Sức mạnh chiến đấu từ hơn 20 năm được dồn lại cho thời khắc lịch sử này.
Sau một thời gian chuẩn bị mọi mặt tạo thế, tạo lực, ngày 4-3-1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta bắt đầu, diễn ra với ba đòn tiến công chiến lược lớn: Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4-3 đến 3-4-1975), tiến công giải phóng Huế – Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3-1975) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4 đến 30-4-1975).
Bốn chiến sĩ Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2) – những người đầu tiên vào Dinh Độc lập và cắm cờ trên nóc phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn trưa 30-4-1975. Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN
Trưa 30-4-1975, quân ta tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các chính quyền trung ương địch. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và cả chặng đường 30 năm đấu tranh trường kỳ gian khổ (1945 – 1975). Đây chính là một trong những chiến công tiêu biểu nhất, huy hoàng nhất trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Nhân dịp cả nước chào mừng kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ, toàn diện hơn về ý nghĩa tầm vóc sự kiện lịch sử trọng đại này. Từ đó, mỗi chúng ta càng nêu cao niềm tự hào dân tộc, biết trân trọng gìn giữ hòa bình, gìn giữ chủ quyền, từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc; ra sức thi đua lao động, học tập, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo Trần Hiền Hạnh (TTXVN)
Thơ Về Đại Thắng Mùa Xuân 1975
Lời BBT: Năm mươi sáu ngày đêm lịch sử (từ 4-3 đến 30-4-1975) trong thế trận “trúc chẻ ngói tan” khi thời cơ chiến lược xuất hiện, táo bạo, thần tốc, quân và dân ta dốc sức tiến công, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, lành lại nỗi đau chia cắt, đem niềm vui hòa bình đến với mọi nhà, với toàn dân tộc. Đồng Nai trước giải phóng 1975 là địa bàn chiến lược, cửa ngõ vào Sài Gòn, nơi địch điên cuồng lập phòng tuyến tử thủ, đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, đổ nhiều xương máu hy sinh.
Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đồng Nai Cuối tuần giới thiệu một số bài thơ của những người lính trực tiếp tham gia chiến dịch lịch sử, có mặt trong những trận chiến đấu quyết liệt và chiến thắng vẻ vang ấy. Trang thơ do nhà thơ Đàm Chu Văn tuyển chọn.
Thương
Đã vượt qua cả ngàn cây số đạn bom
bạn nằm lại ở rừng cao su Bà Rịa
đành chịu lỗi với mẹ
ngày mai chiến dịch cuối cùng sẽ mở
chắc mẹ ở nhà dõi theo chờ
máu chảy theo hình chữ S
chảy đến mỗi ngõ nhà…
25-4-1975
Lực lượng giải phóng tiến vào Sài Gòn mang theo cờ và ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 30-4-1975. Ảnh: Jacques Pavlovsky
Khi ấy mặt trời chưa lên
Chỉ có pháo bắn thật gần
mới được cười thoải mái
bom nổ loạt thật dài
mới hát hết một câu
Pháo sáng vãi đúng đầu
mới nhìn rõ mặt nhau
mới nhìn rõ những cái đầu
mọc lên từ cát
giống một vườn cây ươm
Chỉ có dứt hẳn tiếng pháo, tiếng bom
mới nghe tiếng gào
của dòng sông chảy xiết
tiếng quẫy nước
phải rất tinh mới nghe thấy được
trong chớp lửa nhập nhòe
chúng tôi vượt sông
Chỉ có ánh sáng vừa lên
mới trông rõ dải sao trong khói bom
không đứng yên mang tâm hồn chiến sĩ
mới trông rõ dòng sông Đồng Nai lấp loáng
chảy ngang
và đội hình chúng tôi vượt qua
hàng dọc
thành một dấu cộng
mặt trời khi ấy chưa lên
Mặt trời sẽ lên thôi
chúng tôi đẩy mặt trời lên
để nhìn rõ Sài Gòn phía trước
để viên đạn bay đi khỏi lạc
bầy chim xòe quạt đón mặt trời
Sài Gòn ơi!
hồi hộp kia rồi
qua họng súng bồn chồn trên sóng nước
mặt trời khi ấy
vẫn chưa lên…
Vượt sông Đồng Nai.
30-4-1975
Vương Cường
Đêm vào chiến dịch
Ta lại mở những cung đường mới nữa
Đường dài không nhớ hết những đoàn quân
Bánh xe lăn hòa với những bước chân
Ngọt trong gió đêm hè chiến dịch
Ôi con đường dẫn ta tới đích
Là con đường có ánh sáng hàng tiêu
Đồng chí công binh bắt tay người ra trận
Thấy con đường ấm như bàn tay
Từ Xuy Nô đến ngã ba Cây Điệp
Những con đường nối bước xung phong
Đêm không ngủ dẫn xe vào trận đánh
Bóng nghiêng dài trên tháp pháo xe tăng
Ngâm mình trong nước lạnh
Nhổ rào kẽm gai, cột sắt
Áo loang màu đất, mùi bùn
Tất cả vững vàng trong thế trận tấn công!
Bến Cát, tháng 4-1975
Đức Quả
Những Chiến sĩ Điện Biên
Tư lệnh trưởng hướng Bắc gặp Chính ủy hướng Nam
Nỗi xúc động rung hai mái đầu tóc bạc
Những Chiến sĩ Điện Biên năm trước
Lại gặp nhau ở đích cuối cùng.
Dọc xa lộ Biên Hòa
Đỏ lòng xa lộ: màu cờ
Trắng bờ xa lộ: giặc giơ tay hàng
Chúng thoát chết, miệng hân hoan
Sài Gòn mở cửa đón đoàn quân vô.
Trước Dinh Độc Lập
Dép còn lấm đỏ đất rừng
Hân hoan nhịp bước giữa rừng cờ hoa
Hồn như bay giữa giấc mơ
Quanh tôi ba má, dì cô hỏi chào
Vui sao nước mắt dâng trào
Bốn phương đồng đội gặp nhau phen này.
30-4-1975
Nguyễn Miền Đông
Trận cuối cùng
Mai vào trận cuối cùng
Đêm nay ta không ngủ
Tin vui như hoa nở
Náo nức mãi trong lòng
Gần xa trong tiếng súng
Tiếng dân reo vang lừng
Một vùng đất mênh mông
Đã rợp cờ giải phóng
Ta như cơn gió lốc
Mới ngày nào Chơn Thành
Hôm qua về Long Khánh
Biên Hòa đây rồi anh!
Những binh đoàn lớp lớp
Tiến quân về Sài Gòn
Tăng, pháo ta trùng trùng
Mặt quân thù khiếp đảm
Đồn bốt thù hiện ra
Lù lù trong bóng tối
Những lá cờ ba que
Trong đêm đen hấp hối
Ta hành quân thần tốc
Sài Gòn ta vây chặt
Quả đấm thép sẵn sàng
Giáng xuống đầu quân giặc
Nào, tăng ơi xông lên!
Hãy gầm vang đường phố
Quyết tâm trong trận này
Diệt thù tận hang ổ!
Mai vào trận cuối cùng
Đêm nay ta không ngủ
Trời đã hừng phía đông
Sài Gòn ơi, súng nổ!
29-4-1975
Nguyễn Quốc Trung
Bộ đội Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng Xuân Lộc tháng 4-1975
Sài Gòn vào trận (trích)
Cờ trắng địch kinh hoàng trong tiểu khu Hàm Tân
trận cuối cùng này lại ghi thêm một chiến công chói lọi
cùng với hôm qua quân ta tiến vào Xuân Lộc giáng đòn vỗ mặt kẻ thù
ở đấy phòng tuyến được ken bằng xe tăng, phi cơ, bộ binh và lính dù chẳng ngăn được lớp sóng tiến công bắt đầu từ Phước Long, Pleiku, Buôn Mê Thuột; lớp sóng của những người chân đi dép cao su mang khí thế ngựa Gióng năm xưa và nghĩa quân Nguyễn Huệ tràn qua dải cát miền Trung, tràn qua những cánh rừng già cao nguyên bốn mùa mầu lá xanh um hướng về thành phố dinh lũy cuối cùng của lũ tay sai ngoan cố nơi đau thương trùm lên từng xóm nhỏ những căn nhà, ô cửa mốc meo chồng lớp trước sau những mái hiên thấp tè và tường gạch xỉn màu day dứt uất căm chồng chất.
Sóng ơi! Hãy bổ vào thành phố với những con đường như nhà lao khép chặt
Lửa ơi! Hãy bùng lên từ lòng Sài Gòn ấp ủ bao năm giải phóng những người thợ áo xanh, giải phóng những người buôn thúng bán bưng, giải phóng những em thơ, những ca-ve có cuộc đời như ngõ cụt; cho Chương Dương lại vang lên khúc hát, tiếng hát hào hùng có tự ngàn xưa; cho Thị Nghè sóng sánh nước xanh mơ; Sài Gòn yêu thương lại sáng ngời giữa lòng dân tộc.
Khi cờ đỏ ta bay trên phố dài Xuân Lộc
là lúc ta bắt đầu…
Lê Quang Trang
Vbt Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam Trong Năm Đầu Sau Đại Thắng Xuân 1975
VBT Lịch Sử 9 Bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 1 trang 119 VBT Lịch sử 9: Điền vào bảng kiến thức phù hợp về tình hình Miền Bắc và Miền Nam sau Đại thắng mùa xuân 1975.
Trả lời:
Miền Bắc
– cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện.
– những cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội bước đầu được xây dựng
– Hậu quả từ cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quâ của Mĩ để lại nặng nề. → quá trình tiến lên của đất nước bị chậm lại nhiều năm.
Miền Nam
– Miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Chế độ thực dân mới của Mĩ và bộ máy chính quyền Sài Gòn trung ương sụp đổ.
– Cơ sở của chính quyền Sài Gòn tại các địa phương vẫn còn tồn tại.
– Nền kinh tế Miền Nam phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ của nước ngoài.
– Hệ quả của chính sách văn hóa ngu dân của Đế quốc Mĩ để lại rất nặng nề: tỉ lệ người mù chữ cao; trong xã hội phổ biến các tệ nạn: cờ bạc, ma túy, mãi dâm…
Bài 2 trang 119 VBT Lịch sử 9:
Trả lời:
– Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội.
– Hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia
– Đến năm 1976, căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế:
+ Diện tích trồng trọt tăng so với năm 1975.
+ Nhiều công trình, nhà máy được mở rộng, xây mới.
+ Sản lượng các sản phẩm đều vượt mức trước chiến tranh.
+ sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế phát triển mạnh.
– Có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển của cách mạng Lào và Cam-pu-chia.
Bài 3 trang 120 VBT Lịch sử 9: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chủ trương, biện pháp của Đảng và chính quyền cách mạng ở Miền Nam nhằm thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu dau đại thắng mùa xuân 1975.
Trả lời:
Bài 4 trang 120-121 VBT Lịch sử 9: Quốc hội khóa VI họp kì họp thứ nhất (từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976) dã có những quyết định gì về một nước Việt Nam thống nhất vè về cơ cấu tổ chức của nhà nước Việt Nam thống nhất đầu tiên?
Trả lời:
a. Về một nước Việt Nam thống nhất.
– Quyết định lấy tên nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại.
– Quyết định: Quốc kì – Cờ đỏ sao vàng; Quốc ca – Tiến quân ca; Quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
– Quyết định: Hà Nội là thủ đô; đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.
b. Về cơ cấu tổ chức nhà nước Việt Nam thống nhất đầu tiên.
– Ở trưng ương.
– Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Bầu ban dự thảo Hiến pháp.
– ở địa phương.
– Tổ chức thành 3 cấp chính quyền: Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; Huyện và tương đương; Xã và tương đương.
– Bầu hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở các cấp chính quyền.
Bài 5 trang 121 VBT Lịch sử 9: Quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã trải qua những bước như thế nào? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Trả lời:
Bài 6 trang 121 VBT Lịch sử 9: Việc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước trong năm đầu sau kháng chiến chống Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Trả lời:
x
Nước ta đã thống nhất về mặt nhà nước, tạo ra những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Lịch Sử Đại Thắng Mùa Xuân Năm 1975 trên website Caffebenevietnam.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!